Phóng sự ảnh Hình ảnh Lai Châu tan hoang trong mưa lũ lịch sử 27/06/2018 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Đợt mưa kéo dài kèm theo lũ quét, sạt lở đất những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề cho địa bàn tỉnh Lai Châu. Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và nhiều bộ, ban, ngành Trung ương đã tới Lai Châu để trực tiếp chỉ đạo khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tập trung khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống người dân. Hiện nay, Lai Châu ghi nhận có 36 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 25 người chết và mất tích. Tại đây, Phó Thủ tướng đã gửi lời thăm hỏi, chia sẻ, động viên các gia đình, thân nhân người bị nạn. Đợt mưa lũ lịch sử gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh Lai Châu bắt đầu từ đêm ngày 24/6 và tâm điểm là trận lũ lịch sử xảy ra vào lúc 8 giờ sáng cùng ngày trên suối Chu Va, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường. Hiện nay thiệt hại được ghi nhận tại toàn bộ 8 huyện, thành phố, trong đó trọng tâm là các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè. Mưa lũ đã gây cô lập nhiều bản làng, trong đó có hơn 300 ngôi nhà bị ảnh hưởng trực tiếp. Tất cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên bản, liên xã bị sạt lở, với khối lượng đất đá hơn 1,7 triệu mét khối, gây chia cắt giao thông cho nhiều địa phương. Trong đó tuyến đường quốc lộ 4D bị thiệt hại nặng nhất, gây chia cắt giao thông giữa tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai gần 3 ngày. Gần chục cây cầu treo, cầu bê tông bị lũ cuốn trôi, hư hỏng. Nhiều tuyến đường trở thành những dòng sông bùn, với đất đá lởm chởm. Nhiều công trình công cộng, tài sản, phương tiện của người dân bị hư hỏng. Gần 700ha lúa, hoa màu, ao cá của người dân bị ngập úng, sạt lở hoặc lũ cuốn trôi. Nỗi đau thắt lòng nhất là hiện nay vẫn còn 11 người mất tích chưa tìm thấy. Hiện nay trên địa bàn vẫn còn có mưa, nước lũ nơi thượng nguồn đổ về gây khó khăn cho công tác khắc phục và tìm kiếm người bị nạn. Thế nhưng, hiện nay với sự tham gia của nhiều lực lượng, công tác tìm kiếm người mất tích vẫn được duy trì ngày đêm. Trời tiếp tục mưa, đồng nghĩa với nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị đe dọa sạt lở, cắt đường. Sạt lở vẫn đang tiếp tục diễn ra tại nhiều điểm trên các tuyến quốc lộ. Công tác tìm kiếm người mất tích đang được chỉ đạo khẩn trương, trong đó có sự tham gia của cả lực lượng vũ trang. Lực lượng công nhân cầu đường cũng đang nỗ lực vá đường trên các tuyến quốc lộ. Các đơn vị quản lý cầu đường cũng tập trung tối đa phương tiện, máy móc để đảm bảo giao thông. Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang Đón gió: Cơ hội năng lượng tái tạo cho Việt Nam Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời” Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ