Việt Nam đang xả ra đại dương khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Về lượng rác thải nói chung, rác thải ở các vùng biển hơn 14 triệu tấn/năm.
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Úc do Jenna Jambeck, kỹ sư môi trường tại Đại học Georgia trưởng nhóm, đã phân tích các mức chất thải nhựa trong các đại dương trên thế giới.
Họ thấy rằng Trung Quốc và Indonesia là những nguồn cung cấp chai nhựa , túi xách và rác thải hàng đầu khác làm tắc nghẽn làn đường biển toàn cầu. Cùng với nhau, cả hai quốc gia chiếm hơn 1/3 lượng chất nhám nhựa trong vùng biển toàn cầu, theo một báo cáo trên tờ The Wall Street Journal.
Trong năm 2017, 8,8 triệu tấn chất thải nhựa không được quản lý trong đại dương được bắt nguồn từ Trung Quốctrong khi 3,2 triệu tấn đến từ Indonesia. Mỹ cũng góp phần làm ô nhiễm đại dương bằng nhựa, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Hàng năm, 0,3 triệu tấn rác nhựa từ nước đến từ Mỹ.
Việt Nam đang xả ra đại dương khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Về lượng rác thải nói chung, năm 2015, rác thải ở các vùng biển và ven biển của Việt Nam là hơn 14 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 60% rác thải toàn quốc.
Nạn ô nhiễm rác thải nhựa sử dụng một lần, không thể phân hủy hoặc khó phân hủy đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu và được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng.
Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.
Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Không thể phủ nhận rằng lâu nay các vật dụng bằng nhựa và túi nilon được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày vì tính tiện lợi và nhiều công dụng.
Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.
Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.
Gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng”.
Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.
Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên trái đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng…
Trong khi đó, các loài động, thực vật biển từ lâu đã “kêu cứu” khi có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển.
Rác thải nhựa đang được coi là “tử thần” của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.
Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.