Trực tiếp: Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà trả lời chất vấn trước Quốc hội các vấn đề “nóng” về quản lý đất đai tại các thành phố lớn, tình trạng ô nhiễm môi trường

10:23 ngày 05/06/2018

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Còn nhiều đại biểu muốn chất vấn nhưng không còn thời gian. Các chất vấn này sẽ được Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời bằng văn bản.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch Quốc hội đánh giá: Phiên chất vấn Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà diễn ra đúng vào Ngày Môi trường Thế giới nên được cử tri và dư luận rất quan tâm. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, tranh luận thẳng thắn theo tinh thần đổi mới của Quốc hội. Đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vấn đề. Bộ trưởng cũng trả lời thẳng , nhận trách nhiệm, đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể…

Đất đai và môi trường gắn với đời sống của nhân dân và sự phát triển đất nước. Kế hoạch xây dựng quy hoạch đất đai đã được các địa phương tiến hành triển khai tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai và thích ứng với BĐBK còn nhiều vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ khắc phục trong thời gian tới.

Đề nghị rà soát đánh giá đầy đủ về quản lý đất đai, đặc biệt là quỹ đất dùng cho công cộng tại các thành phố lớn. Hạn chế đầu cơ đất đai. Rà soát các dự án BT, đất giao cho DNNN, đất ven sông ven biển. Xử lý nghiêm các vi phạm của cá nhân tổ chức về đất đai, môi trường. Xử lý các vi phạm về vhuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất không đúng thẩm quyền

Cải cách hành chính trong quản lý đất đai theo lộ trình. Nghiên cứu đổi mới các biện pháp định giá đất. Giải quyết khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai. Triển khai quan trắc và cảnh báo môi trường tại các khu vực nhạy cảm liên quan đến mối trường. Triển khai mô hình mẫu về xử lý rác thải.

Theo dõi các ku công nghiệp, các doanh nghiệp lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Giám sát xả thải của doanh nghiệp và ô nhiễm không khí tại các cụm công nghiệp, làng nghề.Quản lý chặt chẽ tài nguyên nước

Rà soát quản lý chặt chẽ về nhập khẩu phế thải, kiên quyết không nhập rác thải. Áp dụng cơ chế “người nào gây ô nhiễm thì phải trả tiền”…

Phần chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà dừng lại tại đây.

10:21 ngày 05/06/2018

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên – Huế): Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của cơ quan, cá nhân nào dẫn đến các vụ tiêu cực Cam kết của Bộ trưởng để ngăn chặn tình trạng này. Phá Tam Giang hiện nay ô nhiễm môi trường vượt quá khả năng kiểm soát và khắc phục?

10:20 ngày 05/06/2018

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Còn khoảng trống trách nhiệm về quản lý môi trường, xả lén ra môi trường. Làm sao để xử lý nghiêm và ngăn chặn? Công tác thông tin dự báo còn hạn chế, làm sao khắc phục?

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham gia trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo làm rõ thêm các ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trước hết về quản lý đất đai, đặc biệt là tại các đô thị và ven biển, công tác quy hoạch chưa được không gian công cộng, không gian giao thông, trong đó lại có quá nhiều khu nghỉ dưỡng. Tình trạng xây dựng trái phép vẫn tái diễn, mua bán đất diễn ra phức tạp ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc…

Trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, đặc biệt là không gian biển, bờ sông, đô thị… dành quỹ đất cho giao thông, bãi đỗ xe…

Xây dựng các công trình nhà ở theo đúng quy hoạch được duyệt, kiểm tra các dự án đầu tư ven biển, thu hồi xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm bờ biển, bờ sông… công khai minh bạch các quy hoạch, giá đất, thực hiện đấu giá đất vàng tại các địa phương một cách minh bạch…
Tăng cường thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng, lấn chiếm đất đai.

Vấn đề thứ hai là ứng phó với BĐKH và chống sạt lở ở ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để phát triển bền vững ĐBSCL và thích ứng với BĐKH. Yêu cầu các bộ ngành và địa phương ở ĐBSCL sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công trung hạn dành cho công tác ứng phó với BĐKH và chống sạt lở ở ĐBSCL. Dự kiến sẽ bố trí 1.000 tỷ cho ĐBSCL để thực hiện chương trình này.

Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho khu vực này. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho ứng phó với BĐKH, tái cấu trúc các lĩnh vực kinh tế thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ĐBSCL. Xây dựng quy hoạch xây dựng ngành, lĩnh vực và toàn vùng. Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể để thực hiện Nghị quyết 120.

09:54 ngày 05/06/2018

Đại biểu Nguyễn Công Dũng (Quảng Nam): Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về tình trạng nhập khẩu sắt thép phế liệu xây dựng hiện nay?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Quan điểm của Bộ TN&MT là luôn nói không với nhập khẩu sắt thép phế liệu, trong bối cảnh nước ta hiện nay đã và đang đầu tư một số nhà máy luyện thép với nguồn kinh phí nhà nước và xã hội hóa.

Chủ trương sản xuất sắt thép, luyện sắt thép từ thép phế liệu hiện nhưng nhập khẩu nguyên liệu còn lẫn nhiều tạp chất như túi ni lon, một số chất gây ô nhiễm nên Bộ đồng tình với quan điểm là sẽ tính toán dữ liệu sắt thép hiện nay để xem xét xử lý, không đồng nhất phế liệu với chất thải. Do Việt Nam không có đủ năng lực cũng như công nghệ xử lý chất thải nên tinh thần vẫn luôn nói không với nhập khẩu thép phế liệu ô nhiễm.

09:29 ngày 05/06/2018

Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) tranh luận: Vấn đề đại biểu hỏi vẫn chưa được làm rõ, đó là làm thế nào để thu hồi được thất thoát tại các DN sau cổ phần hóa. Đơn cử như việc các DN bán đất trao tay tại các dự án? Có lợi ích nhóm và hiện tượng móc ngoặc để trục lợi ngân sách hay không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đồng tình với đại biểu là do quản lý không chặt chẽ. Trước cổ phần hoá, doanh nghiệp cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định và việc này là trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp.

Sau cổ phần hoá, Bộ trưởng cho rằng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cần tính toán hiệu quả của việc sử dụng đất, lấy lại những quỹ đất doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng để dùng cho mục đích khác. Còn nếu tiếp tục hoạt động, nhà nước cần tính toán cho doanh nghiệp tiếp tục có nguồn lực hoạt động.

Việc doanh nghiệp ngay lập tức chuyển mục đích sử dụng đất như là kinh doanh thương mại hay bán bất động sản thì là làm sai quy định. Thậm chí có việc bán đất với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường vậy nên khi vừa bán xong thì giá đất đó lên rất cao, gây thất thoát tài sản nhà nước. Xử lý việc này là thực hiện đúng quy định công khai giá đất. Nhà nước sẽ tính toán để làm sao doanh nghiệp không thể lợi dụng việc này, bán đất công giá “bèo” vì lợi ích cá nhân.

09:29 ngày 05/06/2018

Đại biểu Thái Trường Giang tranh luận: Vấn đề sạt lở bờ sông ở ĐBSCL Bộ trưởng trả lời là do đàm phán với các nước khó khăn. Tôi cho rằng như thế chưa thỏa đáng. Trên thực tế, khai thác cát trái phép cũng gây sạt lở, theo tôi, nếu giảm hoặc cấm khai thác cát thì cũng hạn chế sạt lở đáng kể. Quan điểm của Bộ trưởng thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà:  Các nước đã áp dụng công nghệ để cho luồng ra nhiều hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được. Vấn đề khai thác cát là nghiêm trọng, cần quản lý theo lĩnh vực. Chúng ta không thể cấm toàn bộ, nhưng phải kiểm soát và tính toán hài hòa nhất để xử lý.

09:27 ngày 05/06/2018

Đại biểu Cao Đình Thường (Phú Thọ): Hiện nay có nhiều dự án đầu tư và cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động nhưng công nghệ lạc hậu. Những doanh nghiệp xả thải ở địa phương nếu vi phạm phải dừng hoạt động, nhưng nếu chính quyền thực hiện các giải pháp như cắt điện, cắt nước thì lại vi phạm luật. Theo Bộ trưởng, giải pháp cho vấn đề này ra sao?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Các khâu quản lý và đánh giá tác động môi trường đã có, nhưng vấn đề công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường thì cần xử lý ngay, cần thiết thì phải đình chỉ hoạt động.

Các biện pháp cắt nước, cắt điện chỉ là giải pháp bổ sung. Nếu các DN vi phạm thì mời DN lên làm việc và tịch thu các phương tiện, chúng ta có đủ chế tài để xử lý.

09:27 ngày 05/06/2018

Đại biểu Dương Kim Ánh (Hà Nội): Nhiều dự án triển khai không hiệu quả trong khi dân mất đất, trong khi đó đất doanh nghiệp được giao sử dụng lại để hoang hóa gây lãng phí. Vậy giải pháp của Bộ trưởng thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện còn dự án treo tại nhiều thành phố lớn nhưng vẫn chưa có chế tài để xử lý. Chưa xử lý được là do chồng chéo trong quản lý đất đai. Cần có giải pháp để đất đai trở thành tài sản của doanh nghiệp để thế chấp vay vốn, và khi không còn sử dụng nữa thì tổ chức bán đấu giá để thu hồi vốn.

08:57 ngày 05/06/2018

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội): Hiện có nghịch lý là: dù đền bù đất đai với giá cao hơn ở thời điểm đền bù thì người dân vẫn phát sinh khiếu kiện. Nhiều tỷ phú ở Việt Nam ra đời từ các dự án bất động sản. Xin hỏi Bộ trưởng, chính sách đất đai có cần điều chỉnh gì không? Có nên ưu đãi các nhà đầu tư là giao đất và miễn thuế đất không? Chính quyền không thể cấm giao dịch đất đai vì vi phạm hiến pháp. Vậy quan điểm của Bộ trưởng thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đây là câu hỏi rất khó liên quan đến quản lý và định giá đất đai. Đất đai ở chúng ta rất phức tạp nên dù có đến 5 phương pháp định giá đất thì vẫn khó. Vấn đề điều chỉnh giá đất đai dựa trên các công cụ kinh tế cần được quan tâm. Giải pháp đấu giá đất đai là tốt nhất. Cần có thông tin thị trường. Vấn đề sốt đất ở 3 đặc khu vừa qua phải dựa vào công cụ kinh tế để xử lý: một người được mua bao nhiêu đất, nếu mua nhiều thì phải tăng giá, tăng thuế lên…

Tôi quan niệm: Đã là tài sản thì không cho không ai cả. Thậm chí đất nông nghiệp được giao nhưng không sử dụng, để hoang hóa. Phải khai thác hiệu quả để thu thuế thu nhập, còn nếu không phải thu hồi lại đất.

08:56 ngày 05/06/2018

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Phú Thọ): Hiện rác thải từ các nhà máy nhiệt điện được coi là chất thải rắn thông thường. Đây là bất cập khi xử lý chất thải rò rỉ bởi đây không phải là chất thải rắn. Xin Bộ trưởng cho ý kiến về vấn đề này?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đối với nhà máy nhiệt điện thì chất thải rắn rất lớn và có thể tận dụng để làm vật liệu san lấp. Vấn đề này tôi xin gặp đại biểu để trao đổi thêm nếu có vấn đề liên quan đến môi trường.

Đại biểu Mai Sỹ Diến tranh luận lại: Theo quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại, và điều này gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhiệt điện than. Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn nhưng Bộ TNMT chưa có văn bản để “cởi trói” cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu có doanh nghiệp nào vướng mắc, văn bản nào chưa rõ thì tôi chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp phải tiến hành làm thí nghiệm chứ chúng tôi không cản trở về vấn đề nguyên liệu.

08:45 ngày 05/06/2018

Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam): Đất đai ở 3 đặc khu vừa qua diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là có yếu tố nước ngoài. Bộ trưởng cho biết về thực trạng hiện nay và ý kiến của Bộ trưởng thế nào trước khi luật đặc khu?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trên thực tế, nước ngoài không được mua đất mà chỉ mua chung cư, căn hộ. Hiện chưa phát hiện ra người nước ngoài mua đất, nếu các đại biểu phát hiện thì báo cáo để chúng tôi điều tra xem cách thức họ mua thế nào để có phương pháp xử lý.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa Vũng Tàu): Vấn đề giao khu vực biển để nhấn chìm chất nạo vét lòng sông cảng biển hiện nay đang gặp khó khăn và vướng mắc ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và pháp để xử lý, tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà:

08:37 ngày 05/06/2018

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang): Bộ trưởng cho biết về thống kê đánh giá về các chỉ tiêu môi trường. Ô nhiễm môi trường nông thôn tôi đã chất vấn Bộ trưởng nhưng vẫn chưa chuyển biến, vậy giải pháp căn cơ hiện nay là gì?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nông thôn hiện nay là khu vực cần quan tâm đặc biệt. Chất thải làng nghề và chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp rất nhiều nhưng chúng ta chưa làm được nhiều. Nhiều chỉ tiêu chưa đạt.Hiện đã ban hành 3 nghị định để xử lý rác ở khu công nghiệp và làng nghề. Chúng tôi sẽ tổ chức triển khai và bố trí kinh phí thực hiện. Tôi chỉ trả lời được như vậy, còn lại tôi xin nợ.

08:34 ngày 05/06/2018

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM): Bộ trưởng đã tiếp cận công nghệ xử lý rác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài khi tiếp cận nhiều địa phương họ gặp nhiều khó khăn hơn doanh nghiệp Việt Nam. Tôi mong, Chính phủ, Bộ trưởng có những chỉ đạo giải quyết tạo điều kiện cho những doan nghiệp này.

ĐB Trương Trọng Nghĩa

Về hành lang pháp lý bờ biển, bờ sông, tôi đề nghị Chính phủ ra quy định rà soát lại bờ sông, bờ biển trả lại cho quốc gia, người dân, không để các nhà đầu tư lấn chiếm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cảm ơn đại biểu đã cho biết thêm nhiều thông tin về xử lý rác với công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài, Việt kiều và sẽ đánh giá công nghệ ở Việt Nam và rất kỳ vọng các mô hình xử lý chất thải thành phân bón, thành điện…giá thành thấp hơn.

Xử lý rác ở Hà Nam không phải không cần phân loại. Rác hỗn hợp vẫn phải phân loại và khí hóa. Tôi nghĩ đó là thành phần hữu cơ. Rác ở Việt Nam có rất nhiều thứ trong đó, có cả thủy ngân,… Ở Việt Nam có thế mạnh là xử lý rác không cần hỗ trợ vốn. Vấn đề chất thải sẽ được xử lý tốt. Nhưng từ địa phương, rác cần được phân loại. Các rác thải hữu cơ ở nông thông có thể tự xử lý được, chứ không cần thiết đưa đến bãi rác xử lý tập trung.

Về hành lang biển, bờ sông, chúng ta để thể chế hóa bằng luật tài nguyên nước quy định hành lang bảo vệ, luật về biển cũng quy định rất rõ. Tôi đề nghị không cần thêm, chỉ cần nâng cao kỷ luật, kỷ cương thực hiện ở địa phương.

08:33 ngày 05/06/2018

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên): Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng bị bức tử, cử tri đã phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và Bộ nhiều lần nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra. Bộ đã chỉ đạo và phối hợp với các bộ ngành địa phương đã triển khai xử lý đến đâu? Đã xử lý được bao nhiêu doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp làng nghề xả thải trái phép?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời Đại biểu Nguyễn Thị Phúc bằng văn bản.

08:32 ngày 05/06/2018

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc): Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh phát sinh nhiều thủ tục gây chậm tiến độ đầu tư, tạo ra cơ hội xin – cho gây bức xúc cho nhà đầu tư. Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay chúng ta có quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, từ cấp huyện, cấp xã, việc lớn hay nhỏ hươn 10 ha là chỉ tiêu đã được đưa ra từ trước. Một trong những tồn tại của quy hoạch đất đai là chỉ tiêu đưa ra định lượng nhưng chưa đưa ra được vị trí địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, bất cập ở chỗ quy hoạch chưa sát với thực tiễn, dẫn đến chúng ta không kiểm soát được. Đó là trách nhiệm của địa phương, nếu địa phương làm tốt thì Chính phủ hoàn toàn có thể ủy quyền, mà hiện nay TP.HCM đã có cơ chế này rồi.

Nếu làm tốt thì vấn đề cải cách hành chính thì có thể không chỉ quy hoạch ở cấp chính phủ mà còn giúp cải cách ở địa phương đến 80%.

Vấn đề duyệt kế hoạch đầu năm cuối năm, theo tôi, nên thực hiện tốt kế hoạch 5 năm. Tôi chưa nghiên cứu kỹ nên chưa có ý kiến gì thêm.

08:24 ngày 05/06/2018

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng): Bộ trưởng nói rằng những mảnh đất xen kẽ gom lại để thí điểm cho các dự án công trình, công cộng, công ích. Theo tôi nhiều mảnh đất ở địa phương không có nhu cầu vào những dự án đó, nhiều mảnh nhỏ không thể làm bất kỳ công trình công cộng nào mà chỉ để nhà ở dân sinh.

Bộ trưởng cần trả lời người dân đối với trường hợp địa phương không có nhu cầu thì chúng ta có làm thủ tục chuyển đổi cho dân không để họ đỡ vất vả khó khăn trong vấn đề sử dụng mảnh đất nhưng không phải thổ cư của mình, đó là đất nông nghiệp cũng như đất vườn tạp mà dân hiện đang sở hữu.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà:

08:11 ngày 05/06/2018

Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh):  Tôi đã nghiên cứu Quyết định 2149 về phê duyệt chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn của Thủ tướng Chính phủ và đã xem Quyết định 491 về điều chỉnh Quyết định 2149 này. Tuy nhiên câu hỏi thứ hai tôi đặt cho Bộ trưởng không phải ý này mà tôi muốn nói với thực trạng xử lý nước thải của ta đang dưới 10% như Bộ trưởng nêu. Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt còn khoảng trên 70% xử lý bằng công nghệ chôn lấp, đa số là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Đây là thực trạng gây ô nhiễm môi trường, trong trả lời đầu giờ của Bộ trưởng đã nói đây trách nhiệm của các địa phương là phải xử lý cụ thể vấn đề này. Tôi cho rằng thế này chưa thỏa đáng vì còn có trách nhiệm của Bộ là một bộ thay mặt Chính phủ chủ trì quản lý môi trường mà chưa được làm rõ. Tôi đề nghị Bộ trưởng làm rõ vấn đề này chứ không phải nghiên cứu.

Đại biểu Trần Văn Minh

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trên thực tế, đã là Bộ trưởng ngành môi trường thì phải chịu trách nhiệm toàn bộ về môi trường, đặc biệt là chất thải rắn. Bộ Xây dựng có trách nhiệm phê duyệt các thiết kế các nhà may chất thải, Bộ KHCN phải duyệt… có những việc phân cho địa phương nhưng thực hiện chưa tốt, như đánh giá tác động môi trường. Rác thải Việt Nam hoàn toàn khác với thế giới. Công nghệ của nước ngoài khi sang Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu, trong khi đó các CN trong nước cũng chưa có đủ để đáp ứng xử lý rác. Khó khăn ở địa phương là nhiều nhà máy đã xây dựng với kinh phí rất lớn nhưng không vận hành được, gây lãng phí rất lớn. Sau này, phải làm rõ năng lực của các nhà máy, nếu không đáp ứng đủ sẽ cho đóng cửa. Có một vấn đề là phê duyệt quy hoạch không thể quy mô nhỏ lẻ, không đáp ứng các nhu cầu nhỏ lẻ. Các quy hoạch chưa đạt được sự đồng thuận của địa phương. Cần thay đổi tư duy, phải xử lý theo khu vực. Sắp tới sửa đổi Luật môi trường chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về quy chuẩn, công nghệ.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre): Tôi chăm chú nghe và chia sẻ nhiều với các vị đại biểu Quốc hội và với Bộ trưởng về xử lý rác thải. Mỗi năm nước ta có 12 triệu tấn rác thải, mỗi năm tăng thêm bình quân 9% tức là khoảng 1 triệu tấn. Chúng ta đã sử dụng lượng vốn ngân sách và vốn ODA rất lớn cho các nhà máy và doanh nghiệp xử lý rác thải ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh v.v…Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh, Đa Phước mỗi ngày là 100 ngàn đôla, khoảng 23 đến 24 tỷ đồng để xử lý. Nhà Việt kiều này về đầu tư đã hứa rằng sẽ xử lý rác thải theo như ý của Bộ trưởng là sẽ phát điện, làm phân bón compost… nhưng hầu hết như đại biểu Trần Văn Minh nói, chúng ta đều chôn gây ô nhiễm môi trường và ở đây dẫn đến vấn đề tốn kém ngân sách và ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn ODA.

Tôi cho rằng như thế, chúng ta còn chưa quản lý tốt và chưa quản lý có hiệu quả. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhân đây xin gửi vấn đề này tới đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính là chúng ta quản lý nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước để xử lý chất thải như thế nào cho hiệu quả?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi đồng ý với đại biểu về vấn đề cho đến nay 12 triệu tấn rác thải, nếu ta không huy động toàn xã hội tham gia xử lý từ nguồn thì sẽ rất phức tạp. Xử lý thì phải phân loại. Tại nông thôn, người dân có thể được hướng dẫn tự xử lý phân loại. Đối với loại khác thì phải tái chế sử dụng, chuyển thành nhiệt năng hoặc chuyển thành phân hữu cơ.

Chúng ta không đánh giá lại quá khứ nữa. Từ nay cần phải lựa chọn công nghệ. Quan điểm rõ ràng phải dựa vào khối tư nhân, và cần cơ chế để khối tư nhân tham gia được. Bằng trí tuệ, nhân lực, nguồn vốn của Việt Nam để xử lý. Có nhiều mô hình đã được thực hiện và được đánh giá cao.

08:01 ngày 05/06/2018

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà sáng 5/6.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giới thiệu Bộ trưởng Trần Hồng Hà bắt đầu trả lời các câu hỏi của ĐBQH đặt ra từ chiều hôm qua (4/6).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà

17:08 ngày 04/06/2018

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Phiên chất vấn Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà chiều nay (4/6), Bộ trưởng đã trả lời 18 câu hỏi và 8 đại biểu tranh luận. Còn 47 đại biểu chờ được chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Quốc hội kết thúc phiên làm việc chiều nay (4/6).

16:59 ngày 04/06/2018

Đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh): Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề nóng bỏng, và VN là nước chịu ảnh hưởng lớn nhưng các địa phương còn khá lúng túng. Bộ sẽ làm gì giúp người dân ứng phó vơi BĐKH và giảm thiệt hại?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và học hỏi từ các nước khác, chúng ta phải làm thế nào để chủ động sống, đặc biệt là cho vùng ĐBSCL. Chính phủ đã ban hành nghị quyết và xây dựng cụ thể để thích ứng với BĐKH. Vừa qua, chúng ta đã tập trung tới vấn đề quy hoạch quản lý tích hợp, lựa chọn mô hình sinh thái phù hợp với ĐBSCL.

Người dân đã được hướng dẫn về hướng phát triển cây trồng vật nuôi và các biện pháp thay đổi mô hình canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu hiện nay.

16:55 ngày 04/06/2018

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Bộ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng lãng phí đất đai đô thị. Đô thị thiếu chỗ đỗ xe, nhưng đề xuất làm bãi đỗ xe thì lại bảo thiếu đất. Hầu hết trường học biến thành bãi trông giữ xe ngày và đêm. Bộ trưởng trả lời thế nào? Tôi đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời thêm về vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Vai trò quản lý đất đô thị thuộc về UBND tỉnh, thành phố, liên quan đến từng cấp quận huyện phường xã. Chúng tôi có quy hoạch phân khu chi tiết. Có đất công chưa ai quản lý. Hiện nay khâu quản lý quỹ đất chưa tốt, đặc biệt là đất cấp cho các đơn vị sự nghiệp và nhiều dự án. Lỗi của Bộ là chưa bố trí quy hoạch đất đai… Trong thời gian qua đã sử dụng quỹ đất không đúng mục đích. Chúng ta không thu được nguồn lực từ trông giữ xe. Khi di dời cổ phần hóa DN vẫn chưa thu hồi tốt, chưa quản lý đến nơi đến chốn.

Tôi không đồng ý với các trường học biến thành nơi giữ xe. Cần tính toán căn cơ để có bãi đỗ xe tốt hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (Hưng Yên): Có việc thất thoát trong việc đổi đất lấy hạ tầng. Hiện còn bất cập trong quản lý đất đai. Bộ trưởng giải trình thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi nhận trách nhiệm của chúng tôi là buông lỏng quản lý đất đai vì trước đây đất đai không có nhiều giá trị. Vấn đề cổ phần hóa và định giá đất đai chưa được quan tâm đúng mức. Giá đất khi định giá không đúng với thị trường, thường thấp hơn nhiều lần.

Do đó, nếu không tổ chức thu hồi đấu giá thì sẽ bị thất thoát nguồn lực. Cần phải rà soát đánh giá các quỹ đất, thu hồi các dự án không hiệu quả để bổ sung vào qũy đất. Sắp tới, cũng cần phải đưa vào Luật đất đai các quy định để tránh tình trạng “giá ảo”. Nhà nước phải có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai phải di dời…

16:53 ngày 04/06/2018

Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước): Cử tri bức xúc về tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường của một số doanh nghiệp thời gian qua. Nhà nước và Bộ đã có giải pháp gì để kiểm soát tình trạng này? Thời gian qua tình trạng quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế, Bộ đã và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng sử dụng đất không đúng, sai mục đích này?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay thực tế riêng ngành tài nguyên môi trường tại Trung ương không thể kiểm soát hết được các doanh nghiệp vi phạm xả thải. Các biện pháp phòng ngừa do trước đây do chúng ta chưa nhận thức được, nên chưa đặt ra yêu cầu giám sát khảo sát thường xuyên mà chủ yếu dựa trên phát hiện của người dân. Trong thời gian tới, chúng ta cần tiến hành phân loại từng lĩnh vực đầu tư, để khoanh lại những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao để xem đâu là doanh nghiệp cần tập trung xử lý.

Áp dụng các biện pháp công nghệ, yêu cầu quan trắc tự động về không khí, nước với các vị trí có doanh nghiệp theo dõi. Các hệ thống đó phải chuyển kết quả về đến cơ quan quản lý.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra hiện nay cũng không hiệu quả, có trường hợp thông báo đến thì doanh nghiệp chạy hết công suất công nghệ xử lý nhưng đến đêm lại tắt đi. Vì vậy, không phải chỉ thanh tra thường xuyên mà tới đây sẽ có kế hoạch thanh tra đột xuất. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sự vi phạm xả thải đi xả lại một vài lần và công nghệ về sản xuất không thể khắc phục được yêu cầu xử lý xả thải thì yêu cầu đình chỉ hoạt động.

Quản lý đất đai là một vấn đề yếu kém trong quản lý, trên thực tế việc quản lý theo quy hoạch, hay các đất công chưa sử dụng giao cho các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước… khâu quản lý sử dụng hiệu quả trước đây rất ưu tiên nhưng quản lý chưa quyết liệt nên không đánh giá được đầy đủ về nguồn lực này.

Việc sử dụng chưa đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí đến nay có nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn nhưng không hiệu quả đã được phản ánh.

Về biện pháp cần sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, quy định hiện hành, đặc biệt đã có Luật đất đai 2013 cho phép thu hồi các dự án vi phạm. Thời gian qua, Hà Nội và 3 địa phương khác đã thu hồi hơn 77.000 ha với các dự án không đạt quy hoạch, sai mục đích và thu hồi để đấu giá lại cho nhà đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, sẽ phải xây dựng chỉ tiêu năng lực nhà đầu tư, cơ chế tài chính, tiến độ đầu tư…

16:51 ngày 04/06/2018

Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh): Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm về xử lý được các cơ sở gây ô nhiễm. Bộ trưởng làm rõ thêm về trách nhiệm, giải pháp của Bộ về xử lý ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Ý kiến đại biểu Minh quá đúng. Các cơ sở xử lý chất thải rắn, thuốc bảo vệ thực vật, chất ô nhiễm tồn lưu (như dioxin). Cần làm dứt điểm và sớm để đỡ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Nhưng điều khó nhất là bố trí nguồn lực tài chính. Do cơ chế đóng góp địa phương-trung ương (50-50) rất khó thực hiện vì nhiều địa phương còn khó khăn.

Tôi đề xuất xem lại trách nhiệm của chủ đầu tư những dự án gây ra ô nhiễm.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu): Thời gian qua vấn đề khiếu nại tố cáo về đất đai luôn chiếm tỷ lệ lớn trên 70% là nguyên nhân chính gây bức xúc trong nhân dân làm mất trật tự an toàn an ninh xã hội bộ trưởng cho biết nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục cơ bản vấn đề này?

Đại biểu Tạ Văn Hạ

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Khiếu nại đất đai là vấn đề hết sức nhức nhối, bức xúc trong xã hội, mất an ninh trật tự. Bộ TN&MT hàng năm nhận được khoảng 10.000 đơn thư khiếu nại. Điều này một phần do luật chúng ta ban hành cùng nhiều chính sách, trình tự, thủ tục xử lý, việc thực hiện không đúng thời điểm, không đúng quy trình… Liên quan đến quyền lợi của người dân trong tranh chấp đất đai chiếm chủ yếu liên quan cấp giấy sử dụng đất vì liên quan đến trách nhiệm của người dân phải đóng góp kinh phí khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vấn đề tiếp theo liên quan đến khiếu nại kéo dài do trình tự thủ tục và các chính sách thay đổi, có nhiều sự giao thoa, hoặc có những chính sách trước thuận lợi hơn chính sách về sau, hoặc mức giá đền bù về sau cao hơn thời điểm ban đầu. Do đó, chúng ta cần phải tập trung xem xét một cách kỹ từng vấn đề theo các cấp có thẩm quyền theo luật Khiếu nại tố cáo.

Nhiều dự án đầu tư khi thu hồi đất giá rẻ khi giao cho doanh nghiệp bị tự đẩy giá lên nên cần có quy định về chính sách phân chia giá trị gia tăng khi nhà nước thay đổi chính sách mà người dân không được hưởng lợi.

16:10 ngày 04/06/2018

Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Ô nhiễm bụi cũng rất nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, theo bản tin hàng ngày, cứ 10 ngày thì người dân Hà Nội có đến 9 ngày hít thở không khí có bụi quá mức cho phép. Bộ trưởng có biện pháp gì để ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng trên không?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí

Thị trường đất đai ở các địa phương như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang hết sức sôi động và diễn biến phức tạp, gây bức xúc lớn cho xã hội. Bộ trưởng có biết chuyện đó không? Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và địa phương đã giải quyết như thế nào, có thực sự yên tâm không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Câu hỏi này rất hay. Tất nhiên ở đây tôi phải báo cáo rất thật với đại biểu là số liệu công bố đó tôi không đồng tình, bởi công bố từ một trạm quan trắc của một tổ chức phản ánh mang tính cục bộ. Còn các trạm quan trắc mà Bộ Tài nguyên, môi trường và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang có thì cũng chưa phản ánh tình trạng nghiêm trọng đến vậy. Đương nhiên, chúng ta thừa nhận ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn, các đô thị tập trung, đặc biệt liên quan đến giao thông, xây dựng và nguồn từ hoạt động giao thông là có…

Tôi muốn báo cáo chúng ta nói rằng không ô nhiễm nhưng chưa nghiêm trọng như đại biểu phản ánh, chưa đáng quan ngại như vậy.

Về vấn đề sốt đất tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời: Từ 10 năm trước, đất đai ở khu vực làm sân bay Long Thành cũng xảy ra tình trạng tương tự mà dù chính quyền có dừng chứng nhận các giao dịch thì việc mua bán “ngầm” vẫn diễn ra. Vấn đề sốt đất là đương nhiên nhưng nghiêm trọng hơn là việc chuyển đối mục đích sử dụng đất, từ đất rừng, đất đặc dụng thành đất xây dựng, hệ quả khó lường. Nếu các giao dịch trái pháp luật thì khi đền bù, thu hồi đất cần phải áp dụng sao cho công bằng.

Do đó, về việc tạm dừng giao dịch như cách một số địa phương vừa làm, Bộ trưởng cho rằng việc ra chỉ thị không phù hợp với pháp luật hiện nay.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nếu làm có tính khả thi, quy định các biện pháp, yêu cầu, đặc biệt có những cơ chế, quy chế đặc biệt, sắp tới đối với các đặc khu, tôi thấy nếu Quốc hội ban hành một nghị quyết để quy định mang tính đặc thù để quản lý đất đai khu vực này, tôi cho rằng cần. Nếu nói rộng hơn, chúng ta phải tính toán trong cơ chế, chính sách đất đai trong Luật Đất đai (sửa đổi) sắp tới để tính toán trước được vấn đề tiên lượng như đại biểu Trí nêu.

16:08 ngày 04/06/2018

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc tranh luận: Qua trả lời của Bộ trưởng, tôi có băn khoăn. Thực tế theo Nghị định 201 năm 2013 của Chính phủ có quy định các dự án không phải xin phép, chỉ thực hiện đối với các dự án là có quy mô nhỏ, dự án khai thác nước mặt cho sản xuất kinh doanh và nước thải sinh hoạt. Dự án khai thác titan không nằm trong các các trường hợp như thế này. Đề nghị thì sau kỳ họp, Bộ trưởng có chỉ đạo rà soát lại và có hướng dẫn cụ thể theo đúng với các quy định của Luật, từ đó giúp các doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy chuẩn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu.

16:03 ngày 04/06/2018

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận): Hoạt động khai thác tuyến quặng titan tại Bình Thuận được sử dụng hoàn toàn bằng sức nước, quá trình khai thác nước đã ngấm xuống tầng chứa nước dưới đất và gây ô nhiễm nguồn nước.

Điều 37 Luật Tài nguyên nước quy định tổ chức, cá nhân xả thải vào nguồn nước phải có giấy phép. Tuy nhiên, tại Thông báo số 86 ngày 28/9/2016 và Công văn số 216 ngày 15/1/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lại cho rằng đối với các dự án khai thác titan không sử dụng hóa chất, phụ gia và không thải nước ra ngoài khu vực khai thác thì không phải đề nghị cấp giấy phép xả nước thải. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nội dung trả lời tại hai văn bản trên là như thế nào, có trái với quy định của Luật Tài nguyên nước không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay nói về quy chuẩn, quy định việc khai thác chế biến thô titan, sử dụng nguồn nước và tái tuần hoàn nguồn nước. Thực tế ở Bình Thuận các mỏ đó và cấu trúc các thành phần ở đó phát hiện không có phóng xạ. Khi tái tuần hoàn nước trên thực tế trong titan đã chứa các nguyên tố như kim loại nặng. Khi chúng ta thực hiện kỹ thuật chế biến thì hầu hết các chất đó cùng với nguồn nhiên liệu chứ nó không trong nước. Chúng ta cũng đã làm một việc, đó là giám sát thường xuyên nguồn nước ngầm. Về căn cứ khoa học có thể khẳng định tái sử dụng tuần hoàn nước là từ nước không gây ra ô nhiễm xuống tầng nước dưới, đó là mặt khoa học, nhưng vẫn phải có việc giám sát.

Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với đại biểu, trong tương lai công nghệ dùng nước ở Bình Thuận là không phù hợp. Hiện nay, chúng tôi khuyến cáo là chỉ được dùng nước mặt, không có là không được dùng.

Trước mắt, hiện nay, văn bản chúng tôi trả lời lại, chúng tôi tiếp thu ý kiến, đối với các doanh nghiệp, sắp tới, chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ xử lý, chế biến gây ra khi tái sử dụng nguồn nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) tranh luận: Qua phần trả lời của Bộ trưởng, tôi có những băn khoăn và có ý kiến như thế này. Đề nghị Bộ trưởng rà soát lại với các quy định của luật. Thực tế, theo Nghị định 201 năm 2013 của Chính phủ có quy định các dự án không phải xin phép chỉ thực hiện đối với các dự án có quy mô nhỏ, dự án khai thác nước mạch cho sản xuất, kinh doanh và nước thải sinh hoạt. Các dự án khai thác ti tan, tôi rà soát không có nằm trong các trường hợp như thế này, do đó sau kỳ họp đề nghị Bộ trưởng cần có chỉ đạo rà soát lại và có hướng dẫn cụ thể theo đúng các quy định của luật để các doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy chuẩn.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Về vấn đề quy định, tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu sẽ rà soát lại các quy định.

15:58 ngày 04/06/2018

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của 3 đại biểu hỏi trước khi giải lao.

Đại biểu Phan Anh Khoa (Phú Yên): Thời gian qua, không ít khu công nghiệp mang yếu tố nước ngoài đã xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên, đồng thời không làm cản trở việc tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì trách nhiệm và giải pháp của Bộ trưởng như thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Kỳ họp thứ 2, khi xảy ra sự cố Formosa, đấy là khu công nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Cách thức chúng ta giải quyết, đương nhiên đây phải là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội, trung ương, địa phương và các bộ, ngành. Đến nay bài học đó và cách làm đó, chúng ta đã từng bước thể chế để thay đổi cách thức quản lý của chúng ta hiện nay. Nếu hiện nay chúng ta làm tốt, nhận dạng được các loại hình công nghiệp ô nhiễm, chúng ta nên loại ra, trước khi đưa vào đầu tư. Từ khâu đánh giá tác động môi trường phải xác định trình độ công nghệ và loại hình.

Từ bài học này, chúng tôi cho rằng khâu đánh giá tác động môi trường cần phải làm thực chất để vừa đánh giá công nghệ sản xuất, xác định các công nghệ xử lý, kiểm soát và phòng ngừa sự cố. Nếu chúng ta làm được như vậy thì các nhà đầu tư không chỉ nước ngoài mà trong nước, với cách làm như vậy cũng đảm bảo kiểm soát được an toàn về môi trường và tạo ra làn sóng đầu tư với chất lượng cao hơn, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và hiệu quả cao hơn.

Câu hỏi thứ hai đại biểu Phan Anh Khoa hỏi: Hiện nay giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, thường kéo dài dẫn đến chậm tiến độ các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn. Biết rằng việc giải phóng mặt bằng là của địa phương nhưng với trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý ngành về vấn đề này như thế nào để tạo điều kiện cho địa phương triển khai tốt nhiệm vụ này?

Đại biểu Phan Anh Khoa

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng thường kéo dài. Đây thực chất đã có những doanh nghiệp phản ánh giải phóng mặt bằng mất 10, 15 năm.

Tôi xin báo cáo: 1) Chúng ta không chủ động được quỹ đất sạch. 2) Vấn đề trong quá trình để xem xét lại hồ sơ đất đai, định giá đất đai. Trên thực tế hiện nay khiếu kiện về giá đất đai, quyền lợi của người dân chiếm khoảng 70% các khiếu kiện. Thực tế phương pháp xác định giá đất ở đây có lẽ có vấn đề bởi trên thực tế giá đất để đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá đất thị trường, đặc biệt những khâu phải phối hợp hết sức đồng bộ, đó là khâu kiểm kê, trao đổi để thống nhất về giá, giải phóng mặt bằng cho đến khâu tái định cư. Có những khâu chúng ta phải làm đồng bộ, có những khâu chúng ta phải làm trước.

Trên thực tế  hiện nay chúng ta chưa làm được như vậy, nhiều dự án khu chuẩn bị tái định cư chưa chuẩn bị tốt về hạ tầng đúng như chủ trương, chính sách và trong Luật Đất đai đã nói. Thực tế, khi chuyển đến có nhiều nơi giá ở nơi tái định cư đất đai không đủ để mua một căn nhà để ở. Đây là những bất cập có lẽ dẫn đến vấn đề phát sinh các khiếu kiện cũng như làm quá trình giải phóng mặt bằng của chúng ta chậm. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính cũng là một nguyên nhân. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu cắt giảm các điều kiện và giám sát các thủ tục và chúng ta đã cắt được khoảng 50% các thủ tục hành chính, cũng như khoảng 50% thời gian.

Về giải pháp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói: Biện pháp trong thời gian sắp tới, có thể chúng ta tập trung vào mấy nguyên nhân, đó là: Thứ nhất, xem lại phương pháp để định giá đất đai cho phù hợp và đúng với cơ chế thị trường hơn.

Thứ hai, chúng ta thực hiện đầy đủ thiết chế, đó là trung tâm phát triển quỹ đất, đó là quỹ về phát triển quỹ đất để chuẩn bị trước đất sạch. Chúng ta chuẩn bị trước cơ sở hạ tầng, đáp ứng được yêu cầu người dân, có sự trao đổi một cách dân chủ, minh bạch với người dân để khi người dân thực hiện công tác giải phóng người ta đạt được sự đồng thuận. Trên thực tế chúng ta thực hiện được các mục tiêu, đó là giải phóng mặt bằng, tái định cư, bố trí để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và người dân cũng có cuộc sống tốt hơn. Đó là những giải pháp tôi muốn đề cập.

15:57 ngày 04/06/2018

Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn sau phần giải lao.

15:56 ngày 04/06/2018

Đại biểu Phạm Tất Thắng đề cập tới việc Trung Quốc xây dựng 3 nhà máy điện hạt nhân khá gần biên giới Việt Nam, từ 50 km đến 200 km. Theo đó, giả sử các nhà máy này có vấn đề trong hoạt động thì nguy cơ ô nhiễm phóng xạ với Việt Nam rất lớn. Bộ Tài nguyên có giải pháp gì ứng phó với nguy cơ đó?Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Vấn đề liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã được “chúng tôi nắm rất rõ”. Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các trạm quan sát hoạt động thường xuyên; làm việc với cơ quan hạt nhân quốc tế để có các đoàn thanh tra kiểm soát an toàn tại khu vực này.

Bộ trưởng còn nói thêm, không riêng Bộ Khoa học và Công nghệ, thành phố Hà Nội vừa qua cũng đưa vấn đề này vào dự án để lên kịch bản cần thiết.

Năm 2016, ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc vận hành thương mại, gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam). Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, gần nhất là Phòng Thành chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50 km, cách Hà Nội dưới 500 km. Ngay thời điểm các nhà máy trên đi vào hoạt động, một số chuyên gia cho rằng người dân không nên hoang mang vì với các nhà máy điện hạt nhân, tiêu chuẩn an toàn luôn đặt lên hàng đầu, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị kỹ các phương án phòng ngừa sự cố.

Cũng theo Bộ trưởng, cuối tháng 5/2018, thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”. Theo đó, thành phố dự báo một trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm hoạ là rò rỉ phóng xạ nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc. Thành phố giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân; tham mưu cho thành phố các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.

15:52 ngày 04/06/2018

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng): Trong thực tế tài nguyên nước và môi trường nước đang có rất nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý nên chức năng đang bị phân tán, đan xen, chia nhỏ, chồng chéo dẫn đến tình trạng trách nhiệm quản lý bị bỏ trống, đùn đẩy khi có vụ việc phát sinh. Tài nguyên nước đang bị sử dụng lãng phí và ô nhiễm tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề đáng lo ngại.

Trước thực trạng như vậy, Bộ trưởng có giải pháp gì để cùng các bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ quản lý thống nhất một cách hiệu quả và giải quyết căn cơ vấn đề này?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi hoàn toàn đồng tình với đại biểu. Đây là việc tôi nghĩ nguyên tắc không khó, quản lý là một bộ, một việc, nhiều việc cũng có thể một người làm. Hiện nay, một việc nhiều người làm đúng là rất khó khăn. Chúng tôi cũng quan niệm trong các luật vừa rồi ban hành, chúng ta đã cố gắng để giải quyết tối đa. Đương nhiên, như đại biểu đã nói, tôi cho rằng chưa giải quyết được triệt để. Hiện nay, vẫn còn chồng chéo, vẫn còn khoảng trống cần cơ chế phối hợp.

Với tư cách là bộ quản lý, tổng hợp, thống nhất, thay mặt cho Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi nhận trách nhiệm trong vấn đề điều phối nếu xảy ra những vấn đề gì liên quan đến quản lý tài nguyên nước, kể cả sử dụng nước, chất lượng nước, về môi trường. Trong đó, thời gian tới, phải làm rõ hơn trách nhiệm của các bộ, các ngành như là quản lý nước các công trình thủy lợi như thế nào. Vấn đề bảo vệ môi trường trong các công trình thủy lợi như thế nào? Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước ở từng địa phương thế nào? Công tác quy hoạch thế nào,…

Tôi cho rằng dù luật có cố gắng mấy nữa thì vẫn không thể lấp đầy đủ các giao thoa được mà cơ chế phối hợp là cần thiết. Tôi với đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký một cơ chế để hợp tác. Chúng tôi cam kết thời gain tốt sẽ làm tốt nhất những việc mà hiện nay có khả năng vẫn còn chồng chéo khoảng trống…

15:29 ngày 04/06/2018

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định): Đất và nước là 2 lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi con người. Nhưng hiện nay đất và nước đều bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, phần lớn là do rác thải và phế liệu. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý rác đã trở lên bất cập do thiếu hướng dẫn và vượt quá khả năng xử lý của các chính quyền địa phương cũng như gây lãng phí vì đã đầu tư công nghệ xử lý rác chưa đạt.

Đại biểu Lê Công Nhường

Xin hỏi đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện ý kiến của Chính phủ thống nhất công nghệ mô hình để giới thiệu cho các địa phương chưa? Nếu có, tôi kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lựa chọn công nghệ và giới thiệu mô hình xử lý rác thải cho một xã hay cụm liên xã khoảng 30 ngàn dân. Ngoài ra, Chính phủ cũng sớm tìm giải pháp xử lý phế liệu là bao bì, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quy mô cấp huyện đã phù hợp với thực tế hiện nay?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cho đến hiện nay tình hình ô nhiễm đất và nước chúng ta chưa kiểm soát được để có thể làm giảm thiểu tình trạng nhiễm. Vấn đề rác thải là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay, trên cương vị Bộ trưởng Bộ TN&MT tôi chịu hoàn toàn trách nghiệm, nhưng vấn đề này có liên quan đến nhiều bộ ngành khi Bộ Xây dựng thì chịu trách nhiệm về vấn đề quy hoạch, Bộ KH&CN giải quyết về vấn đề công nghệ.

Do đó, các Bộ thống nhất đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải trên quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu đặc biệt là chú trọng đến công nghệ xử lý rác có tính toán phù hợp của các điều kiện kinh tế của các đô thị.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Theo tính toán của Bộ TN&MT, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác. Các công nghệ này hiện nay đang được kiểm chứng và đánh giá cho đầy đủ, tuy nhiên việc lựa chọn các mô hình của thế giới sẽ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, sau khi được thẩm định qua Bộ KH&VN sẽ được công bố để các địa phương trong cả nước biết và thực hiện.

15:28 ngày 04/06/2018

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Tôi xin được gửi tới Bộ trưởng hai câu hỏi. Thứ nhất, hầu hết các cụm công nghiệp và nhiều khu công nghiệp trên cả nước chưa có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhất là hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Chính vì vậy mà cử tri rất lo lắng về tình trạng xả thải không qua xử lý ra môi trường. Đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình cụ thể của hiện trạng này và giải pháp để chấm dứt tình trạng này.

Đại biểu Phạm Tất Thắng

Thứ hai, là một nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài biên giới. Chúng ta biết hiện nay Trung Quốc đang vận hành ba nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy điện hạt nhân này đều đặt khá gần Việt Nam, với khoảng cách từ 50 đến 200km. Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đối với Việt Nam là rất lớn, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp phòng ngừa và ứng phó với nguy cơ này như thế nào?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cách đây 2 hôm, vì vấn đề này nên tôi đã trực tiếp đi kiểm tra làng Khoai mới thấy một vấn đề là: Cụm công nghiệp do địa phương chịu trách nhiệm thành lập và quản lý (chủ yếu là do cấp huyện quản lý), đầu tư do thiếu nguồn vốn nên về cơ bản không có hạ tầng hoặc đầu tư hạ tầng thì không kết nối nên gần như không hoạt động.

Trong cụm công nghiệp thì sắp xếp, bố trí các loại hình công nghiệp hoàn toàn không theo một quy hoạch và tính toán. Đặc biệt trong các cụm công nghiệp lại có bố trí dân cư ở. Đây là một vấn đề hết sức nan giải bất cập.

Chúng ta đang đưa ô nhiễm từ các làng nghề, ô nhiễm từ khu dân cư ra khu công nghiệp. Trên thực tế đã hình thành các khu dân cư ô nhiễm rất nặng. Thực tế các cụm công nghiệp thì các loại hình công nghệ lạc hậu từ các đô thị, từ các thành phố về khu vực này và nhiều loại hình công nghiệp rất ô nhiễm xuất phát từ các làng nghề và hiện nay người ta đã chuyển sang làm các loại công nghiệp này. Đây là một thực trạng tôi cho rằng đúng như phản ánh.

Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý cụm công nghiệp, khu công nghiệp và trong đó đã trực tiếp giao các nhiệm vụ rất rõ, không chỉ có địa phương nữa, bởi vì vấn đề quản lý môi trường đấy gần như đây là những loại hình đầu tư ô nhiễm môi trường kéo về đây, nên tất cả vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc ban hành chiến lược quy hoạch, kế hoạch là Thủ tướng đã phân cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, tháng 5 vừa rồi ban hành mà chúng tôi đã chỉ đạo sẽ xem xét để có việc quan tâm đến công tác giám sát, kiểm tra, đồng thời cũng như xem xét trách nhiệm của các bên. Đặc biệt, ở đây tôi muốn nhấn mạnh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện cần phải có năng lực, cần phải thanh tra, kiểm tra để đánh giá toàn bộ bố trí của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, rà soát lại các loại hình và đồng thời cũng phải có ngay danh sách các loại hình ô nhiễm quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân thì phải đình chỉ hoạt động. Chúng ta không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong cụm công nghiệp này với các loại hình trong các khu công nghiệp, bởi vì tôi cho rằng về tính chất ô nhiễm nằm ở ngay khu dân cư thì còn nghiêm trọng hơn. Tôi đồng tình với ý kiến này.

Giải pháp, tôi xin được đề cập trong đó sẽ ban hành quy chuẩn và việc thanh tra, kiểm tra, quản lý cũng như các giải pháp về hướng dẫn về các công nghệ xử lý cũng như kiểm soát về vấn đề đầu tư hạ tầng… cũng như năng lực địa phương.

15:15 ngày 04/06/2018

Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An): Tình trạng sói lở bờ sông, bờ biển thời gian qua diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cử tri rất bất an và lo lắng về vấn đề này, đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và khắc phục vấn đề này?

Đại biểu Lê Công Đỉnh

Liên quan đến vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long thì Trung ương có Nghị quyết 24, ngày 03/06/2013 Quốc hội có Nghị quyết 853 ngày 05/12/2014. Tuy nhiên, đến nay kết quả huy động quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách và các nguồn lực khác cho việc ứng phó biến đổi khí hậu một cách hiệu quả ở địa phương, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình huy động các nguồn lực, đặc biệt là vốn quốc tế để hỗ trợ cho các vụ ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay như thế nào? Giải pháp huy động trong thời gian tới ra sao?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đúng là có vấn đề sói, lở bờ sông. Có 3 nguyên nhân: 1) nếu nói đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay chúng tôi đã có nghiên cứu đánh giá. Bộ Chính trị, Chính phủ đã có đánh giá về tác động ở thượng nguồn, không phải một dự án mà đến hai dự án chúng ta đã có nghiên cứu đánh giá và hiện nay không chỉ vấn đề nguyên nhân sạt lở mà rất nhiều nguyên nhân chúng ta đã có trong tay đầy đủ cơ sở khoa học. Trong đó lượng cát và phù sa cho đến nay cho thấy có thể khoảng 60% bị giữ lại ở nước thượng nguồn qua các hồ đập thủy điện. Chúng ta đang đấu tranh để làm sao giải quyết được khâu đưa phù sa về xuống dưới hạ nguồn. Tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản.

2) Hiện nay vấn đề quản lý khai thác cát rất lỏng lẻo, cát tặc đang lộng hành, việc mà cát tặc đang lộng hành này gây ra vấn đề sói lở.

3) Chúng ta cũng đã có những quy hoạch về thủy lợi, các quy hoạch, quy hoạch về giao thông, trong đó sự tham gia giao thông mật độ như thế nào, hoặc những công trình thủy lợi như thế nào để giải quyết được trên một bình diện tổng thể để những nơi mà sói lở nhiều thì chúng ta phải mở rộng dòng chảy của dòng sông. Chúng tôi cùng với nhiều đồng chí địa phương đến thăm Hà Lan mới biết cách thức của người ta không dùng các kè cứng, mà cách thức này người ta điều chỉnh để dòng chảy tập trung vào giữa lòng sông. Những vấn đề như vậy là những nguyên nhân có thể do chúng ta đầu tư, nhưng nhiều khi lại là nguyên nhân sạt lở.

Đứng trước tình hình này, tôi cho rằng với ba nguyên nhân sẽ có 3 giải pháp: Một là, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ làm tốt khâu ban hành trình để trình Chính phủ sớm ban hành nghị định về quản lý, kiểm soát khai thác cát bờ sông, tiếp cận trên vấn đề lưu vực và xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt Ủy ban nhân dân các cấp.

Hai là, chúng ta có một quy hoạch tổng thể khi xem xét để đánh giá mối quan hệ giữa các công trình và đặc biệt khai thác thì tác động thế nào đến dòng chảy và sạt lở. Điều này trong nghị định sẽ ban hành.

Ba là, sẽ khoanh những khu vực cấm, bởi vì có những khu vực cấm, mà một giải pháp hết sức quan trọng đó là hiện nay chúng ta biết ở đồng bằng sông Cửu Long do tập quán nên nhà cửa xây dựng ngay bên bờ sông. Theo Luật Tài nguyên nước thì có hành lang bảo vệ hai bên bờ sông, hành lang an toàn. Nếu chúng ta xây dựng như vậy thì vô hình trung cấu trúc của hai bên bờ sông rất mềm yếu và hai là có những quy luật dòng chảy, bên lở, bên bồi, quy luật này bình thường, chúng tôi đã cố gắng để làm sao đánh giá được những khu vực đó để có di dân, có kế hoạch tránh xa những vùng có khả năng xảy ra sự cố.

Đại biểu Lê Công Đỉnh tranh luận lại: Tôi cơ bản đồng tình với trả lời của Bộ trưởng liên quan đến vấn đề tôi đặt ra về sạt lở đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên, Bộ trưởng trả lời 3 nguyên nhân, 3 giải pháp, 2 vấn đề nguyên nhân nội tại thì chúng ta xử lý bằng thể chế và quản lý thì tôi đồng tình, nhưng chưa thấy Bộ trưởng đề cập đến nguyên nhân thứ nhất đó là chúng ta có tác động đấu tranh, vận động quốc tế đối với các nước thượng nguồn sông Mê Kông, đây là vấn đề rất quan trọng và nhiều kỳ qua tôi thấy chưa có vấn đề để chúng ta xử lý. Kiến nghị là Chính phủ, Bộ trưởng có giải pháp gì để nói cho người dân về vấn đề này.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề nguồn lực, theo Báo cáo số 35 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/5 vừa qua đã gửi cho đại biểu Quốc hội nói về vốn ưu tiên, chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 nhưng 2 năm qua vẫn chưa thực hiện được, xin Bộ trưởng cho biết cách để chúng ta giải quyết để thực hiện chương trình này theo mục tiêu đề ra, cảm ơn Bộ trưởng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Kông là đấu tranh để bảo vệ khai thác sử dụng một cách bền vững nguồn lực tài nguyên nước từ thượng nguồn, hạ nguồn và trên toàn bộ lưu vực. Trong thời gian qua, không chỉ có Bộ Tài nguyên và Môi trường mà Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã trực tiếp có những chỉ đạo và không phải chỉ riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường mà chúng tôi phân ra hai mặt trận: một là đối với sông Mê Kông các đồng chí biết là cũng có Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lan Thương. Như vậy, có Ủy ban sông Mê Kông cộng thêm Myanma và Trung Quốc, hai mặt trận này tập trung để đấu tranh, tìm ra giải pháp để có đầy đủ thông tin và cơ sở pháp lý để quản lý khai thác sử dụng nguồn nước này, đây là một giải pháp hết sức quan trọng. Tất nhiên, trong hội nghị này tôi không thể báo cáo hết được, chúng ta đấu tranh bằng cơ sở khoa học và vận động các tổ chức quốc tế. Hiện nay, gần như các tổ chức quốc tế Mỹ, Nhật,… tại hội nghị đồng bằng sông Cửu Long đều quan tâm và sắp tới hội nghị G7, rất nhiều nước đã đặt mối quan tâm với giá trị đa dạng khoa học cao của sông Mê Kông và quan tâm đến vấn đề hiện nay của phát triển.

Đối với nguồn lực, nguồn vốn, tôi đã làm hết khả năng của mình, hiện nay danh mục các địa phương đưa lên, tiêu chí lựa chọn, 2 năm về trước tôi đã trình, tuy nhiên hiện nay có những vấn đề khách quan, chủ quan, nhưng có lẽ do chúng tôi chưa làm tốt được việc đưa lên để trình Quốc hội phê duyệt. Dưới địa phương, xuất phát từ khó khăn là có dự án hay là phải biết vốn đầu tư mới có dự án, thế là Luật Đầu tư công như vậy, nên quay đi lại “con gà, quả trứng”. Cho đến nay tôi biết kỳ họp này sẽ trình, rất mong các đồng chí bấm nút, chắc sẽ có nguồn vốn đó, nguồn vốn đó không lớn nhưng sẽ giải quyết những khâu hết sức quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long.

15:10 ngày 04/06/2018

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) chất vấn đầu tiên: Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra. Việc xử lý chưa hiệu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở trên các sông, như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Cầu, sông Đồng Nai. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ và giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Hoàng Văn Hùng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Phải thừa nhận rằng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường lưu vực sông đặc biệt trong những tháng vừa qua nổi lên, đó là một xu thế hiện nay chúng ta chưa làm đảo ngược được, trong đó có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất, các nguồn thải từ các nhà máy, khu công nghiệp. Vấn đề rất khó khăn hiện nay là do quá trình phát triển cơ sở đầu tư hạ tầng, chúng ta chưa chú ý đến khâu thu gom nguồn nước thải, nước thải với nước mưa lẫn với nhau. Gần như hạ tầng các đô thị hiện nay rất yếu kém, khoảng 95% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và thải trực tiếp ra môi trường. Thứ hai, chưa kiểm soát được hết các làng nghề và khu công nghiệp. Thứ ba, vấn đề về xác định nguồn nước thải của từng địa phương và có cơ chế trách nhiệm của từng địa phương.

Có 3 giải pháp: 1) Xác định từng thành phố phải chịu trách nhiệm với xả thải của mình. 2) Phải có sự đầu tư huy động từ các nguồn lực xã hội để thu gom nguồn nước thải này và có công nghệ thích hợp xử lý phân tán hoặc xử lý chung. 3) Phải từng bước để người dân có tham gia vào việc này.

Tôi tin rằng, cơ chế đầu tư từ nhà nước và xã hội hóa thì sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm trong tương lai gần.

14:59 ngày 04/06/2018

Phiên chất vấn bắt đầu từ 15h00.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có 66 ĐBQH đăng ký tham gia phiên chất vấn. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quán triệt tinh thần chất vấn “hỏi nhanh – đáp gọn”.

Bắt đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà có 5 phút báo cáo. Bộ trưởng Trần Hồng Hà dành lời đầu tiên cảm ơn Quốc hội đã tạo điều kiện cho ông có cơ hội lần thứ 2 tham gia giải trình trên nghị trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn

Nhớ lại lần chất vấn đầu tiên (tháng 11/2016), Bộ trưởng nói, thời điểm đó ngành tài nguyên môi trường gặp phải những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng sau khi được Quốc hội chất vấn, nhận các ý kiến đóng góp sâu sát, cụ thể của nhiều vị đại biểu, với những vấn đề tưởng chừng không vượt qua được đó, Bộ đã vượt qua.

Tháng 11/2016, trong lần đầu tiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến sự cố ô nhiễm biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra.

14:58 ngày 04/06/2018

Tiếp tục Chương trình làm việc của Quốc hội, từ 15h00 chiều 4/6, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai: Công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo. Tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ trì điều hành phiên chất vấn nhóm vấn đề trên là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Nguồn: