Vụ “Xâm nhập công trường gỗ lậu“: Kỷ luật khiển trách 3 cán bộ kiểm lâm

Ba cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah (tỉnh Gia Lai) bị kỷ luật khiển trách vì để mất rừng.

Gỗ khủng bị đốn hạ nằm ngổn ngang

Chiều 20-4, ông Dương Hoàng Nguyện, Trưởng Phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, liên quan đến vụ phá rừng mà báo SGGP Online phản ánh, chi cục kiểm lâm đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, đồng thời chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra Công an huyện Chư Pah điều tra theo thẩm quyền.

Nhiều lóng gỗ chưa chở đi

Theo ông Nguyện, qua kiểm tra, xác định tại tiểu khu 208, thuộc địa phận xã Đắk Tờ Ver (huyện Chư Pah, thuộc quản lý của Ban quản lý dự án 661 Tây Bắc Đắk Đoa Gia Lai, Tỉnh đội Gia Lai) có 95 gốc bị khai thác, trong đó có 37 gốc mới; 58 gốc cũ đã tái sinh chồi. Tại tiểu khu 250, địa giới xã Chư Đăng Ya (thuộc UBND xã Chư Đăng Ya quản lý) có 42 gốc bị khai thác, trong đó 12 gốc mới, 30 gốc cũ đã tái sinh chồi.

Nhiều lóng gỗ nằm ngổn ngang

Trong số đó, khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường là hơn 27,8m³ từ nhóm II đến nhóm VI, được xác định khai thác tại 7 gốc.

Cụ thể tại tiểu khu 250, xã Chư Đăng Ya có 5 gốc, khối lượng 10,2m³; tiểu khu 208, xã Đắk Tờ Ver 2 gốc, khối lượng 17,6m³. Thời điểm khởi tố, chưa xác định được đối tượng khai thác.

Gỗ khủng lâm tặc chưa chở đi

Cũng liên quan đến vụ việc phá rừng, theo ông Nguyện, hiện Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã có quyết định kỷ luật các cá nhân có liên quan. Theo đó kỷ luật khiển trách đối với 3 cán bộ Hạt kiểm lâm Chư Pah gồm Nay Vân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah; Phạm Trọng Thích, kiểm lâm địa bàn phụ trách xã Đắk Tơ Ver và Ksor Uyn, kiểm lâm địa bàn phụ trách xã Chư Đăng Ya.

Một lóng gỗ còn bỏ lại

Như SGGP Online đã phản ánh, lâm tặc thông qua con đường xuyên núi rồi vào các cánh rừng trên địa bàn xã Đắk Tờ Ver và Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) để khai thác gỗ. Gỗ bị đốn hạ khắp nơi và được cất dấu trong lùm cỏ, bụi tre. Một người dẫn đường tiết lộ, có con đường rừng xuyên lên huyện Kon Rẫy (Kon Tum). Càng lên sâu thì gỗ khai thác càng nhiều nhưng khó đi vì đường dốc, lại có lực lượng cảnh giới.

Rừng bị tàn phá
Dấu vết lâm tặc chở gỗ
Con đường vận chuyển gỗ
Nguồn: