Các nhà sinh vật học người Australia đã giải quyết được vấn đề vì sao sữa của monotreme – loài động vật có vú thời tiền sử – rất có hiệu nghiệm trong việc chống lại siêu khuẩn.
Đây là loại động vật có vú, sở hữu mỏ giống vịt, đẻ trứng, sống bán thủy và có nọc độc ở màng chân. Loài thú mỏ vịt Australia này kì lạ đến mức các nhà động vật học thời kỳ đầu ở châu Âu còn cho rằng đây là loài động vật viễn tưởng.
Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện thêm điều đặc biệt nữa ở loài động vật nhỏ kỳ lạ này đó là sữa của chúng mang cấu trúc hóa học mới có thể dùng để chống lại các “siêu khuẩn”.
Các nhà nghiên cứu sinh vật học phân tử của Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia CSIRO lần đầu tiên đã tách cấu trúc protein trong sữa của loài monotreme này, nhận diện được một nếp gấp ba chiều mới lạ mà các nhà nghiên cứu cho rằng có thể dẫn đến sự phát triển của loại thuốc kháng sinh mới.
Janet Newman, nhà khoa học của CSIRO và cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Thú mỏ vịt là loài động vật kỳ lạ và chức năng sinh hóa của chúng cũng kỳ lạ như vậy.”
Vào năm 2010, các nhà khoa học ở Đại học Deakin đã phát hiện rằng trong sữa của thú mỏ vịt có chứa protein lactation với cơ chế chống lại vi khuẩn hiệu quả.
Thành phần này có cơ chế chống vi khuẩn, có thể đối đầu với các loại vi khuẩn xấu trong môi trường nhưng lại không thể xử lý vi khuẩn trong ruột của thanh thiếu niên.
Thú mỏ vịt và thú lông nhím đều thuộc loài monotreme, là loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay vì đẻ con. Chúng không có núm vú nên phải vắt sữa xuống bụng để cho con uống.
Các nhà khoa học giả định rằng cơ chế chống lại vi khuẩn này có liên quan đến hệ thống di chuyển sữa được phát triển để bảo vệ thú con khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi động vặt có vú bắt đầu có núm vú, một hệ thống di chuyển sữa vô trùng diễn ra, protein khi đó không còn quan trọng như là trước khi tiến hóa.
Các nhà nghiên cứu Đại học Deakin đã tiếp cận với các chuyên gia ở Trung tâm tinh thể kết hợp CSIRO để tái tạo lại protein và giải mã cấu trúc của chúng trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học gọi nó là protein Shirley Temple bởi vì cấu tạo xoăn của nó. Cốt yếu là loại protein này có nếp gấp mới trong cấu trúc chưa từng được nhận diện trong hơn 100.000 loại cấu trúc protein đã được biết đến.
“Hy vọng là cấu trúc mới này có thể tạo ra một phương thuốc mới dựa trên một cách thức hoàn toàn khác trong việc đối phó với nhiễm trùng vi khuẩn so với các loại kháng sinh hiện tại”, bà Newman cho hay.
Từ năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh bảo về một thời kỳ tiền kháng sinh, khi mà thuốc kháng sinh hiện nay không còn hiệu quả trong việc kháng cự lại những nhiễm trùng phổ biến và vết thương nhẹ.
Siêu khuẩn là những loại vi khuẩn đã từng bị kháng sinh kiềm chế nhưng đã phát triển thành chủng vi khuẩn mới có khả năng chống lại các loại kháng sinh, dẫn tới việc điều trị không hiệu quả và lây nhiễm lâu dài, thậm chí là tử vong.