Biến đổi khí hậu đe dọa trực tiếp sản xuất và người nghèo

FAO cảnh báo rằng bảo vệ nông nghiệp trước biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt cần phải trở thành ưu tiên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), sáng 15/3 tại Hà Nội, Bộ NN – PTNT Việt Nam chủ trì Hội nghị khu vực “Thực hiện khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai cho ngành nông nghiệp ở Châu Á – Thái Bình Dương”.

Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì Hội nghị

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh; bà Saulye Janimkhan, Thứ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ và bà bà Kundhavi Kadiresan, Phó Tổng Giám đốc FAO, Trưởng Đại diện Khu vực châu Á và Thái Bình Dương tham dự hội nghị.

Hội nghị khu vực nhằm đưa ra các định hướng cho việc thực hiện Khung hành động Sendai về Giảm thiểu rủi ro thảm họa 2015-2030 trong lĩnh vực nông nghiệp. Hội nghị có sự tham gia của 200 đại biểu và các đối tác phát triển đến từ 28 quốc gia từ châu Á và Thái Bình Dương này.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực chịu rủi ro nhất về thiên tai cũng như biến đổi khí hậu, có rất nhiều các hiện tượng về thiên tai, biến đổi khí hậu, điều kiện cực đoan đã diễn ra với tần suất ngày càng cao cũng như hiện tượng ngày càng tăng.

Theo Thứ trưởng Doanh, nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng tại rất nhiều quốc gia ở khu vực này. Phát triển nông nghiệp cũng như đảm bảo an ninh lương thực là những nền tảng hết sức quan trọng để chúng ta đảm bảo tính ổn định về chính trị – xã hội và đó cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế – xã hội ở từng quốc gia.

Thứ trưởng Doanh dẫn báo cáo của FAO, hơn 2,2 tỷ người khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp để sinh sống. Sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt sản xuất lương thực đã giúp Việt Nam khẳng định có chỗ đứng ổn định và duy trì trong khủng hoảng kinh tế khu vực, toàn cầu, duy trì phát triển kinh tế ở mức 5-7%, đảm bảo tính ổn định về xã hội và giảm nghèo.

Hạn hán 2015-2016 đã ảnh hưởng tới 500 triệu người ở Châu Á. Tại Việt Nam, cơn bão Damrey (Cơn bão số 12) xảy ra 11/2017 đã cướp đi cuộc sống 100 người, ảnh hưởng đến 4 triệu người, nhiều diện tích nông nghiệp bị thiệt hại, nhà cửa bị phá hủy, 25.000 ha đất nông nghiệp úng. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường hơn nữa khả năng chống chịu đối với các hiện tượng này.

“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa, chúng ta không thể giảm nghèo mà không tăng cường hơn nữa khả năng chống chịu của những người phụ thuộc sinh kế vào nông nghiệp, đặc biệt những nông hộ nhỏ cũng như ngư dân khai thác hải sản”, Thứ trưởng Doanh nói.

Thứ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị

Kết quả của Hội nghị sẽ được trình bày tại Hội nghị khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 34 của FAO vào tháng tới ở Fiji để xác định các ưu tiên trong vòng hai năm tới. Các khuyến nghị này cũng sẽ được công bố tại các cuộc thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á năm 2018 về Giảm thiểu rủi ro thảm họa, Hội nghị nhằm thảo luận về việc thực hiện Khung hành động Sendai trong khu vực do Chính phủ Mông Cổ sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 2018.

Kết quả của Hội nghị sẽ được trình bày tại Hội nghị khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 34 của FAO vào tháng tới ở Fiji để xác định các ưu tiên trong vòng hai năm tới. Các khuyến nghị này cũng sẽ được công bố tại các cuộc thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng châu Á năm 2018 về Giảm thiểu rủi ro thảm họa, Hội nghị nhằm thảo luận về việc thực hiện Khung hành động Sendai trong khu vực do Chính phủ Mông Cổ sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 2018.

Theo lãnh đạo ngành NN – PTNT Việt Nam thì để thích ứng với biến đổi khí hậu, người nông dân và những nông hộ nghèo cần phải điều chỉnh hệ thống sản xuất của họ để đáp ứng được các điều kiện ngày càng thách thức. Điều đó yêu cầu chúng ta có khả năng tiếp cận tốt hơn với thông tin, công nghệ, kiến thức, thị trường cũng như đầu tư.

Tại hội nghị, các đại biệu tham dự Hội nghị cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong việc giảm rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu và cùng nhau xác định các ưu tiên để tiếp tục thực hiện Khung hành động Sendai trong lĩnh vực nông nghiệp.“Vì vậy, chúng ta cần cải thiện hơn nữa tính đổi mới, tìm kiếm tất cả các phương pháp tiếp cận cũng như các biện pháp kỹ thuật, ví dụ như là làng thông minh biến đổi khí hậu, hoặc hệ thống nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, hệ thống sinh thái”, Thứ trưởng Doanh nhấn mạnh.

“Chúng ta phải hành động để đảo ngược xu hướng này. Với 2,5 tỷ người trên hành tinh sống dựa vào nông nghiệp, mức độ thiệt hại và tổn thất này đe dọa những nỗ lực của chúng ta trong việc chấm dứt nạn đói nghèo”, Bà Kundhavi Kadiresan, Phó Tổng Giám đốc FAO và Trưởng Đại diện Khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại hội nghị.

Bà Kundhavi Kadiresan, Phó Tổng Giám đốc FAO, cho hay FAO hợp tác với các Chính phủ để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về thời tiết và cảnh bảo rủi ro thảm họa cho các hộ nông dân quy mô nhỏ để họ có thể sử dụng các thông tin này điều chỉnh hoạt động nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và có thể phòng ngừa tốt hơn trước khi thảm họa xảy ra. Những hoạt động này được thực hiện cùng với những tiến bộ công nghệ và các phân tích chi phí và lợi ích vậy chúng ta có thể có nhiều nguồn đầu tư hơn nữa cho khả năng chống chịu của các hộ nông dân quy mô nhỏ.

Hội nghị sẽ kết thúc vào hôm nay 16/3.

Tại hội nghị, FAO đã công bố báo cáo toàn cầu “Tác động của thiên tai và khủng hoảng đối với nông nghiệp và an ninh lương thực năm 2017.” Báo cáo chỉ ra rằng trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, thiên tai gây ra thiệt hại ước tính 96 tỷ USD trong trồng trọt và chăn nuôi của các nước đang phát triển. Hạn hán là một trong những nguyên nhân hàng đầu chiếm 83% thiệt hại kinh tế, với thiệt hại cho nông nghiệp ước tính khoảng 29 tỷ USD.
Nguồn: