Chỉ một ít người thoát nạn diệt chủng sau thảm họa núi lửa kéo dài một thập kỷ và khôi phục lại nòi giống, trở thành con người hiện đại ngày nay.
Các nhà khoa học đến từ Đại học bang Arizona ở Temple, Arizona – Mỹ đã tìm ra những bằng chứng vững chắc để viết lại một trong những giai đoạn lịch sử khủng khiếp nhất loài người: thảm họa núi lửa Toba.
Ngọn núi này tọa lạc trên đảo Sumatra, Indonesia ngày nay vào 74.000 năm trước. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khiến hầu hết nhân loại và nhiều sinh vật khác bị diệt vong cho dù thời điểm đó. nơi trú ngụ của loài người ở tận Nam Phi
Thảm hoạ Toba là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trên trái đất trong vòng 2,5 triệu năm qua. “Quả bom” Toba đã bùng nổ, bắn ra 3.000 km khối đá và tro. Đá và tro này lan khắp toàn cầu, ngăn ánh sáng mặt trời tiếp cận trái đất suốt một thập kỷ, tạo nên một mùa đông chết chóc kéo dài suốt thời gian đó.
Để so sánh, chúng ta có thể điểm lại vụ phun trào núi lửa Tambora ở Indonesia năm 1815, vốn nhỏ hơn vụ Toba đến 100 lần, cũng đủ khiến nhiều vùng trên thế giới trải qua một năm không có mùa hè do ánh sáng mặt trời bị chặn lại theo cách tương tự.
Hầu hết con người thời kỳ đó đã diệt vong cùng với nhiều sinh vật khác trên trái đất. Thế nhưng, vài trăm nhóm nhỏ khoảng 20-30 người mỗi nhóm đã tìm được nơi ẩn náu dọc bờ biển Nam Phi và cố gắng sống sót nhờ những gì còn lại.
Các nhà khoa học cho biết trong suốt thời kỳ đó, các khu vực phía bên trong lục địa bị ảnh hưởng nặng nề bởi núi lửa, còn các vùng duyên hải thì vẫn có thể sinh tồn, theo như những bằng chứng địa chất còn tồn tại đến ngày nay. Những người sống sót này là con người hiện đại thời kỳ đầu, sinh sống bằng cách săn bắn và sống tập trung thành bầy.
“Các hang động là nơi người ta ngủ, nấu ăn và kể những câu chuyện xung quanh đống lửa” – giáo sư Curtis Marean, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với Mail Online về những phát hiện của họ khi nghiên cứu những di chỉ về các nhóm người sống sót.