Cơn bão có thể làm sập hệ thống năng lượng, làm hư hỏng các vệ tinh và làm xuất hiện hiện tượng cực quang kỳ lạ.
Theo Daily Mail, NASA mới phát hiện một vụ nổ Mặt trời (solar flare) đang giải phóng khối lượng vật chất lớn đầu tuần này. Một cơn bão mặt trời (solar storm) đang tiến đến Trái Đất và có khả năng đổ bộ trong ngày 14/3.
Bão mặt trời có thể làm hỏng các vệ tinh, gián đoạn đường cung cấp năng lượng và gây ra hiện tượng Bắc cự quang (Northern Light).
Cơn bão mặt trời này đến cùng lúc với sự hình thành một vết nứt ở từ trường của Trái Đất – thường được dự đoán xuất hiện trong khoảng từ 20/3 đến 23/9 mỗi năm.
Điều này khiến cho khả năng bảo vệ tự nhiên của Trái Đất chống lại các hạt yếu đi, có thể khiến các chuyến bay thương mại và hệ thống định vị GPS phải tiếp xúc trực tiếp với cơn bão.
Theo NASA, 2 vụ nổ mặt trời đầu tiên được phân loại thuộc lớp X là những vụ nổ lớn nhất của năm nay, cũng là một trong những vụ lớn nhất trong chu kỳ bắt đầu từ đầu năm 2007.
Để theo dõi các diễn biến xảy ra với mặt trời, NASA và NOAA sử dụng một loạt kính viễn vọng và thiết bị thăm dò, thu thập dự báo thời tiết địa từ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu về cấu trúc của mặt trời và thu thập dữ liệu để dự báo những loại nổ mặt trời khác nhau – như vết lóe, phun trào cực quang – đi kèm với các vết đen trên bề mặt Mặt trời. Phun trào mặt trời chỉ ảnh hưởng đến Trái Đất khi xảy ra ở phía Mặt trời đối diện với Trái Đất.
Khi một cơn bão mặt trời có khả năng ảnh hưởng lớn, các kỹ sư sẽ tắt đi một số hệ thống cố định hoặc vệ tinh, chuẩn bị phương án năng lượng dự phòng.
Mùa hè này NASA dự kiến khởi động tàu không gian Parker Solar Probe, sẽ đến gần Mặt trời hơn bất cứ tàu vũ trụ nào trước đó nhằm nghiên cứu các hạt được Mặt trời giải phóng.