Hiện nay, số lượng các thành phố sử dụng năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp đôi so với những năm về trước. Trong đó, có hai thành phố ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ cung cấp được khoảng 70% lượng điện năng sử dụng từ những nguồn tự nhiên như mặt trời, nước, gió…
Theo một nghiên cứu mới được đưa ra bởi cơ quan nghiên cứu tác động môi trường CDP, trước đây gọi là Dự án đào thải khí Carbon, việc chuyển đổi sử dụng từ năng lượng sử dụng chất đốt và hoá thạch sang năng lượng tái tạo sẽ tăng mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể thống kê năm 2017 có khoảng 101 quốc gia sử dụng ít nhất 70% năng lượng tái tạo, tăng hơn so với năm 2015 (42 quốc gia).
Ông Kyra Appleby – Giám đốc của CDP nghiên cứu trên các thành phố cho biết: “Thông qua các dữ liệu có được, chúng tôi thấy rõ được tham vọng và cam kết của các quốc gia, họ không chỉ mong muốn chuyển đổi việc sử dụng năng lượng mà còn muốn tự sản xuất ra nguồn năng lượng sạch”.
Có khoảng 43 trong số hơn 570 thành phố được theo dõi bởi CDP cho thấy họ hoàn toàn có thể cung cấp được điện từ nguồn năng lượng không carbon.
Ở Châu Mỹ Latin – một khu vực có 30 thành phố chiếm 57% các thành phố sử dụng năng lượng tái tạo là chủ yếu.
Ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có 2 thành phố là TP Inje ở Hàn Quốc và TP Hobart ở Austraulia được cho là hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.
Ở Hoa Kỳ, Burlington nằm ở Vermont đã trở thành thành phố đầu tiên và duy nhất sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là chủ yếu.
Theo số lượng thống kê, số lượng các thành phố sử dụng ít nhất 70% năng lượng tái tạo ở Châu Âu là 20%, ở Châu Phi là 9% và ở Bắc Mỹ là 9%.
Ông Kyra Appleby cho biết them: “Các thành phố sử dụng năng lượng tái tạo, có trách nhiệm xử lý khí thải CO2 có tiềm năng lớn trong việc xây dựng một nền kinh tế bền vững”.
Trong số các thành phố được khảo sát, có 275 thành phố sử dụng thuỷ điện cho năng lượng tái tạo, 189 thành phố sử dụng sức gió và 184 thành phố sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện.