Còn rất nhiều điều ta không biết về các sự sống trên Trái đất. Bằng chứng là, mỗi năm các nhà khoa học đều phát hiện thêm nhiều loài động vật mới cùng chia sẻ mái nhà Trái đất với chúng ta. Dưới đây là 20 loài tiêu biểu được phát hiện năm 2017, được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
1. Loài tinh tinh lớn thứ 8 trên thế giới ở vùng Sumatra
Ngày 2/11/2017, loài khỉ lớn thứ tám trên thế giới đã được ghi nhận nhờ nghiên cứu mô tả những loài tinh tinh mới ở Sumatra, Indonesia. Loài này từng được cho là quần thể biệt lập của loài tinh tinh Sumatra, nhưng thực ra chúng là loài mới.
Loài tinh tinh Batang Toru như tên gọi của nó (đôi khi được gọi là tinh tinh Tapanuli), khác với tinh tinh Sumatran về hình thái, hành vi và gen. Có gần 800 con tinh tinh Batang Toru đang tồn tại, đây là loài khỉ lớn quý hiếm nhất và bị đe dọa mạnh mẽ bởi môi trường sống bị mất.
2. Nhện cười Bernie Sanders
Các nhà nghiên cứu đại học Vermont phát hiện 15 loài động vật mới thuộc họ nhện mặt cười – được đặt tên theo Thượng nghị sĩ Bernie Sander. Ảnh minh họa: Glynnis Fawkes.
Cùng với 4 sinh viên đại học khác, Ingi Agnarsson, một chuyện gia về nhện và một giáo sư sinh học tại Trường Đại học Vernont Hoa Kỳ, đã mô tả 15 loài nhện mới thuộc họ Spintharus, được biết đến với cái tên “nhện mặt cười” bởi những hoa văn trên bụng giống những khuôn mặt cười.
Mỗi sinh viên tham gia nghiên cứu trong nhóm của Agnarsson đều có cơ hội đặt tên cho chúng theo tên của những người nổi tiếng như David Bowie, Barack và Michelle Obama. Tuy nhiên, các loài nhện này đều được gắn thêm tên Bernie Sanders vì theo chia sẻ của một sinh viên trong nhóm: “Chúng tôi đều rất kính mến Bernie. Ông ấy đại diện cho sự hy vọng”.
3. Có bảy loài thú ăn kiến chứ không chỉ có một
Thú ăn kiến không răng có kích thước nhỏ, hoạt động về đêm trên tán cây rừng nhiệt đới ở Nam và Trung Mỹ. Chúng rất kín đáo nên rất khó tìm. Điều này lý giải vì sao loài Cyclopes didactylus – loài thú ăn kiến không răng phổ biến ít được nghiên cứu nhất thế giới và được cho rằng chỉ có 1 loại duy nhất cho đến tận ngày nay.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Federal de Minas Gerais ở Brazil đã thu thập được 33 mẫu vật DNA từ các con thú ăn kiến trong tự nhiên và xét nghiệm hơn 280 mẫu trong bảo tàng trên toàn thế giới để xác nhận rằng loài thú ăn kiến này thực chất đa dạng về gen và hình thái hơn những gì chúng ta tưởng. Các nhà nghiên cứu mô tả sáu loài riêng biệt mới nhưng cũng cho biết có thể có nhiều hơn thế.
4. “Dơi Yoda” vui vẻ được công nhận là loài mới
Loài Dơi ăn quả mới này được tìm thấy trong rừng mưa ở Papua New Guinea nhìn rất giống Yoda (một nhân vật trong bộ phim truyện Chiến tranh giữa các vì sao) vì vậy trước đây chúng chỉ được gọi đơn giản là “dơi Yoda”.
Theo Nancy Irwin, nghiên cứu sinh thuộc Khoa Sinh học Đại học York của Anh – tác giả của nghiên cứu mô tả loài này, cô đã chọn tên Dơi ăn quả mũi ống Hamamas vì “Phần lớn đặc điểm hình thái của nó khác với những loài khác do chiếc cằm rộng và tròn hơn nhìn giống như nó luôn nở nụ cười”. “Hamanas” từ địa phương mang nghĩa là vui vẻ.
5. Phân tích DNA hé lộ loài sóc bay thứ ba tại Bắc Mỹ
Hiện nay có ba loài sóc bay được biết đến tại Bắc Mỹ. Glaucomys oregonesis, hay còn gọi là sóc bay Humbboldt có thể được tìm thấy dọc bờ biển Thái Bình Dương từ British Coolombia xuống những ngọn núi phía Nam California.
Chúng được biết đến là “loài bí ẩn” bởi vì quần thể sóc ven biển này trước đây được phân loại là loài sóc bay miền bắc (G.sabrinus) vì chúng có bề ngoài giống nhau. Tuy nhiên, một phân tích gen đã chỉ ra những quần thể ven biển thuộc một loài khác.
6. Loài cá da trơn trong hang động bị đe dọa vì phá rừng, khai thác và ô nhiễm
Các nhà khoa học đã khám phá ra loài cá chuột sống hoàn toàn trong hang động đầu tiên thuộc họ Callichthyidae ở Nam Mỹ. Loài này đã thay đổi để thích nghi sống dưới lòng đất bằng việc giảm sắc tố và giảm thị lực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể dùng rễ cây làm nhà và thức ăn. Nhưng các nghiên cứu về loài mới Aspidoras mephisto này, cho biết chúng chỉ sống ở 2 hang động trong khu vực không có sự bảo vệ chính thức và áp lực của con người đã hạn chế môi trường sống của nó, đồng nghĩa với việc nó đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng.
7. Các nhà khoa học ngạc nhiên khi tìm ra loài cá bướm mới
Vì được nghiên cứu khá nhiều nên các nhà khoa học nhìn chung không mong đợi sẽ bắt gặp loài cá bướm mới. Nhưng điều này đã xảy ra khi các nhà khoa học và Học viện Khoa học California có trụ sở tại San Francisco thám hiểm để thu thập các mẫu vật sống ở độ sâu 360 feet so với mặt nước biển ở Eo đảo Verde Philippines.
Roa rumsfield được tìm thấy trên rặng san hô mesophotic, là một hệ thống rặng san hô nằm ở dải biển hẹp gọi là “khu vực chạng vạng” – đủ sâu để ánh sáng mặt trời trở nên hiếm hoi nhưng không tối đen như mực giống khu vực biển sâu.
8. Chuột khổng lồ sống trên cây được tìm thấy ở đảo Solomon
Trong nhiều năm, người dân sống trên Đảo Vangunu ở Solomons nói về “vika”, một con chuột khổng lồ ở trên cây, có thể mở nứt quả dừa bằng răng. Nhưng con chuột đó vẫn là bí ẩn với cộng đồng khoa học cho đến khi các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy một cá thể chuột kỳ lạ vào năm 2015. Họ chính thức miêu tả loài vật này với giới khoa học trong năm 2017, khiến nó trở thành loài gặm nhấm đầu tiên đến từ các đảo Solomon được miêu tả trong 80 năm qua.
9. Loài cá mặt trời khổng lồ đã ẩn mình trước các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ
Loài cá mặt trời đại dương khổng lồ có vẻ ngoài kỳ lạ với thân hình dẹt, cứng, không đuôi. Nó không những là loài cá có xương lớn nhất thế giới mà còn là một trong những loài khó tiếp cận nhất.
Lần đầu tiên trong 130 năm qua, các nhà khoa học đã xác định và mô tả một loài cá thuộc giống cá khổng lồ đã “ẩn mình trong hàng trăm năm”. Các nhà khoa học tìm ra loại cá này ở các vùng nước xung quanh Úc và New Zealand, Nam Phi, Tasmania và Chile và đặt tên nó là cá mặt trời Hoodwinker hoặc Mola tecta (có nguồn gốc từ từ tectus tiếng Latinh có nghĩa là ngụy trang hoặc lẩn trốn).
10. Loài vượn cáo lùn mới phát hiện ở Madagascar
Các nhà khoa học lần đầu tiên xác định loài vượn cáo lùn Ankarana hoặc Sheth mới vào năm 2014, nhưng chưa kết luận đó là một loài riêng biệt cho tới vài năm sau khi phân tích DNA. Loài này chính thức được nhắc tới trong báo cáo khoa học phát hành năm 2017. Vượn cáo lùn Ankarana nhỏ, chỉ nặng 100 gram. Thân hình nó chỉ khoảng 16-17 cm cộng với đuôi dài 16 cm, khiến nó thành loài vượn cáo nhỏ nhất trong họ Cheirogaleus.
11. Phát hiện một con bọ cánh cứng “đi nhờ” trên lưng các con kiến quân đội
Một con bộ cánh cứng mới tìm thấy ở vùng đất thấp rừng mưa Atlantic ở Coasta Rica được đặt tên Nymphister kronaueri theo tên của Daniel Kronaueri, một nhà khoa học nghiên cứu kiến quân đội tại Đại học Rockefeller, New York, người lần đầu tiên phát hiện loài này.
N.kronaueri dùng hàm dưới chắc khỏe của nó để neo vào người của người những con kiến quân đội (army ant) trong quá trình di cư thường xuyên đến địa điểm làm tổ mới.
12. Bốn loài ếch đào mới phát hiện tại Ấn Độ
Trong nhiều năm, các nhà khoa học tin rằng ếch đào Rufescent (Fejervarya rufescens) là con ếch duy nhất thuộc loài Fejervarya làm tổ dưới lòng đất. Nó sống phổ biến ở Phía Tây Ghats ở Ấn Độ, nhưng lối sống bí mật dưới lòng đất đồng nghĩa với việc loài vật này ít xuất hiện vì vậy hiếm khi được thấy và nghiên cứu cho đến khi các nhà khoa học thu thập mẫu vật các loại ếch ở Phía Tây Ghats những năm 2007 – 2015, mang chúng về phòng thí nghiệm ở Dehli và nghiên cứu hình thái, DNA và tiếng kêu của chúng. Mẫu vật không chỉ thuộc loài ếch đào Rufescent mà còn thuộc năm loài khác nhau.
13. 2 loài bò sát mới phát hiện ở Sumatra
Các nhà khoa học phát hiện hai loài bò sát mới tại rừng rậm đảo Sumatra- nơi tình trạng phá rừng diễn ra nghiêm trọng nhất Indonesia. Lycondon sidiki – một trong bảy loài thuộc họ rắn Colubridae được tìm thấy duy nhất tại khu vực Sunda Shelf, một thuật ngữ địa sinh ám chỉ phần lớn khu vực Đông Nam Á. Pseudocalotes baliomus, một loại thằn lằn mới được tìm thấy tại rừng dọc trung tâm bờ biển phía tây Sumatra.
14. Loài nhện ở Úc được đạt theo tên Quán quân lướt sóng thế giới
Mick Fanning người Úc được công nhận là quán quân lướt sóng thế giới 3 lần và bây giờ tên anh còn được xướng lên cho một loài nhện nước – nhện Pisauridar mickfanningi.
Bảo tàng Queensland cho phép công chúng đặt tên các loài vật như một phần của Lễ hội Khoa học thế giới Brisbane, diễn ra vào cuối tháng 3. Một nhà côn trùng học người Brazil và người hâm mộ lướt sóng Hector Manuel Osorio Gonzalez Filho đã đề xuất tên mickfanningi cho loài nhện nước mới để tôn vinh Fanning.
15. Hai loài họ khỉ mới được cho là nguồn cảm hứng của nhân vật Yoda
Hai loài họ khỉ mới được công bố đúng vào dịp công chiếu Chiến tranh giữa các vì sao. Loài linh trưởng nhỏ bé nhưng đầy ngạc nhiên này được cho là nguồn cảm hứng xây dựng nhân vật Jedi Master Yoda trong Chiến tranh giữa các vì sao.
Hai loài mới được phát hiện ở miền bắc Bán đảo Sulawesi, tại Indonesia. Với hai thành viên mới này, hiện có 11 loài linh trưởng được ghi nhận sinh sống ở Sulawesi và các đảo lân cận.
16. Hai loài ếch hề sống trên cây được phát hiện tại Amazon
Ếch hề rất phổ biến ở vùng Amazon. Tên chúng được đặt dựa trên màu sắc rực rỡ của chúng. Hai loại ếch hề được tìm thấy gần đây tại rừng mưa Amazon ở Bolivia và Peru. Trước đây chúng được xếp chung với loài khác nhưng hiện các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh chúng thuộc một loài riêng biệt sau khi phân tích DNA và tiến hành các cuộc khảo sát.
Tình trạng bảo tồn của cả 2 loài này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo các nhà nghiên cứu rất có thể chúng cũng đang bị đe dọa, bởi vì cả hai loài có khu vực sinh sống rất nhỏ với nguy cơ bị phá hủy môi trường sống cao.
17. Loài cua với vỏ ngoài hình sao mới được tìm thấy tại Đài Loan
Một ngọn núi ngầm trên biển gần Đảo Peng Chia Yu nằm cách bờ biển Đài Loan khoảng 60 km (37 dặm) được các nhà thiết kế trang sức đánh giá cao vì sở hữu rạn san hô đỏ và những hóa thạch hồng. Tại những rạn san hô này các nhà khoa học đã thu thập được loài cua mới với vỏ ngoài phủ đầy những đốm li ti hình sao. Loại cua này cũng từng được phát hiện tại Philippines. Các nhà khoa học gọi nó là Pariphiculus stellatus, theo tiếng Latin stellatus có nghĩa là “đầy sao”.
18. Loại linh trưởng mới – gã khổng lồ trong loài vượn bé
Các nhà khoa học phát hiện loài linh trưởng mới – một vượn galago lùn, hay còn gọi là bushbaby, màu xám nâu ở những cánh rừng phía Tây Bắc Angola. Loài vượn galago lùn Angola được đặt theo tên quốc gia duy nhất nó sinh sống.
Chúng có đôi mắt to và có sọc trắng ở giữa, đuôi dài và có mõm hơi hếch lên trên nối với vòng mắt đen. Giống những con galago khác, nó là linh trưởng sống về đêm, thích sống trên cây. Khoảng 17-20 cm với đuôi dài từ 17-24 cm, loài vượn galago lùn Angola (Galagoides kumbirensis) to gấp 3 lần loài galago lùn khác từng được biết đến.
19. Loài tắc kè mới được phát hiện với cách thoát khỏi kẻ thù hết sức kỳ lạ
Geckolepis megalepis là loài mới nhất trong năm loài trong họ tắc kè “có vảy” – một vũ khí độc đáo để lẩn trốn kẻ săn mồi. Khi bị bắt, những con tắc kè này có thể cởi bỏ lớp vảy, cùng với một lớp da, một loại mô liên kết và mỡ để thoát chết. Những kẻ săn mồi sẽ nuốt một đống vảy trong khi con tắc kè tìm nơi trốn thoát và những chiếc vảy của chúng sẽ mọc lại sau vài tuần.
20. Gặp gỡ loài vượn cáo “đi trên trời”
Loài vượn mới được phát hiện ở Đông Nam Á trong những cánh rừng ở Núi Gaoligong, biên giới giữa Trung Quốc và miền Bắc Myanmar. Đội nghiên cứu đã đặt tên con linh trưởng này là vượn mày trắng miền tây “đi trên trời” (“Skywalker”) (Hoolock tianxing) để thể hiện sở thích sống trên những cành cao của chúng.