Theo đó, HĐXX đã trả hồ sơ do, trong phiên xét xử chiều nay, người có trách nhiệm liên quan, Đại úy Lê Xuân Chính (Đồn phó kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Nam Giang) đã cung cấp bản photo…
Sau 3 ngày xét xử, chiều ngày 21/1, tại Tiểu đoàn huấn luyện cơ động (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam) Tòa án Quân sự khu vực I – Quân khu V tuyên trả hồ sơ vụ án Lê Xuân Chính (nguyên Đồn phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang, kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Nam Giang) cùng và 20 đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng” để điều tra bổ sung.
Ngoài bị cáo Chính, còn có Nguyễn Văn Thắng (38 tuổi), trưởng nhóm chặt hạ cây pơ mu; Nguyễn Văn Sanh (34 tuổi), trưởng nhóm vận chuyển gỗ pơ mu; Nguyễn Văn Quang (34 tuổi), người tổ chức thuê nhóm khai thác và vận chuyển gỗ pơ mu; Tiêu Hồng Tư (49 tuổi), cung cấp tiền cho Quang cùng với Lê Trọng Dương (48 tuổi), phó nhóm trực tiếp chặt gỗ.
Theo đó, HĐXX đã trả hồ sơ do, trong phiên xét xử chiều nay, người có trách nhiệm liên quan, Đại úy Lê Xuân Chính (Đồn phó kiêm Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu Nam Giang) đã cung cấp bản photo kết quả kiểm tra của đoàn công tác tỉnh Quảng Nam và tỉnh Sê Kông (Lào), xác định vị trí 41 cây pơ mu bị chắc phá, trong đó chỉ có 35 cây ở trong lãnh thổ nước ta. Mâu thuẫn với biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 28/7/2016 xác định có 41 cây, cần khám nghiệm xác định lại cho chính xác.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Quang khai Nguyễn Văn Thuận biết việc khai thác gỗ trái phép của Chính, cần làm rõ vai trò đồng phạm của Thuận trong vụ án, nên trả hồ sơ để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo cáo trạng, giữa Chính, Quang và Tư có mối quan hệ thân thiết, nên nhờ Quang đã vào rừng khảo sát, tìm gỗ pơ mu để khai thác. Sau khi tìm thấy vị trí có gỗ pơ mu ở khu vực rừng khoảng 3, khoảng 8 Tiểu khu 351 rừng phòng hộ ở xã La Dêe (huyện Nam) thì Chính, Quang đã thỏa thuận thống nhất với nhau về giá tiền công khai thác, vận chuyển…