Phóng sự ảnh Cận cảnh những cây phong lá đỏ vừa được trồng trên đường phố Hà Nội 16/01/2018 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Hơn 100 cây phong lá đỏ đã được trồng dọc phố Trần Duy Hưng (Hà Nội). 1 tuần qua, hàng trăm cây phong lá đỏ đã được trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng. Việc thi công chủ yếu được thực hiện vào buổi tối. Trồng phong lá đỏ là một trong những chủ trương của TP Hà Nội về chương trình trồng một triệu cây xanh trong giai đoạn 2016-2020. Tính đến hết năm 2017 toàn thành phố đã trồng được khoảng 500.000 cây xanh, góp phần xây dựng môi trường xanh, cải thiện không khí và tạo cảnh quan đô thị. Mỗi cây phong lá đỏ có chiều cao khoảng 7m và có đường kính khoảng 20- 25cm. Đây là loại cây có nhiều nhánh, cành nhỏ… cho lá màu đỏ, vàng, cam tạo cảnh quan rất đẹp. Tuy nhiên, phong lá đỏ thường được trồng tại các nước có khí hậu ôn đới, lạnh như Canada, châu Âu và gần đây là Nhật Bản. Lo ngại về khí hậu Việt Nam không phù hợp với phong lá đỏ, GS.TS Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho biết trên báo Đất Việt: “Hồi tôi còn ở Học viện nông lâm có đem cây phong ở Nga về nhưng trồng không thành công, đó là bài học nhãn tiền” Chung quan điểm, GS.TS Lê Đình Khả – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp cũng cho rằng, nếu cây phong lá đỏ mà trồng trên khu vực không khí lạnh như Sa Pa, Đà Lạt may ra còn sống được, vì nó ưa lạnh, không chịu được nóng. Chúng ta phải đợi xem mùa hè cây phong trồng sẽ ra sao, tôi đảm bảo phải bơm tưới nước liên tục vì cây này không chịu được nóng, nghĩa là sẽ mất thời gian chăm sóc nhiều hơn các loại cây khác, không cẩn thận thì sẽ khó có thể sống được”, ông Khả nhận định. Tại hội thảo về cây xanh, hồ nước sáng 13/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Một năm nữa chúng ta có thể thấy việc nhiệt đới hóa những cây phong lá đỏ, và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu”. Chủ tịch Hà Nội cho rằng, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi để nghiên cứu, tiếp thu những giống cây, hoa mới trên thế giới. Thành phố đang phối hợp với một doanh nghiệp xây dựng vườn ươm giống cây, hoa để đáp ứng nhu cầu của thành phố cũng như xuất khẩu. Như vậy, theo các chuyên gia cây xanh, loại cây phong lá đỏ này cần trồng thử nghiệm, còn nếu trồng luôn vào đường phố đô thị sẽ chưa hợp lý vì chưa biết có sống được hay không, bất kỳ loại cây xanh đô thị nào cũng cần phải được khảo nghiệm cụ thể của cơ quan khoa học với số lượng mẫu thống kê đủ lớn. Phong lá đỏ tại Nga (Ảnh: Vũ Hạnh) Phong lá đỏ tại Nga (Ảnh: Vũ Hạnh) Phong lá đỏ ở nước ngoài (Ảnh: internet) Phong lá đỏ ở nước ngoài (Ảnh: internet) Phong lá đỏ ở nước ngoài (Ảnh: internet) Nguồn: Bình Minh/VOV Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Đón gió: Cơ hội năng lượng tái tạo cho Việt Nam Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị Xây dựng cơ chế tài chính toàn cầu cho chi trả dựa trên kết quả giảm phát thải Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”