Năm 2017, Việt Nam hứng chịu thiên tai dồn dập khiến 386 người chết, mất tích và thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, năm qua là năm kỷ lục khi có tới 16 cơn bão, 6 áp thấp nhiệt đới vào biển Đông. Trong đó 2 cơn bão đặc biệt nghiêm trọng là bão số 10 (Doksuri) đổ bộ vào Bắc Trung Bộ và số 12 (Damrey) vào các tỉnh Nam Trung Bộ.
Theo đánh giá, thiên tai trong năm 2017 xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nhiều đợt thiên tai lớn ở mức lịch sử, mang tính dị thường, trái quy luật khó dự báo, cảnh báo như: Mưa cực lớn suốt từ tháng 6 đến tháng 10 với tổng lượng vượt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm, một số nơi đặc biệt lớn như Bắc Quang (Hà Giang) 4.983mm, Việt Lâm (Hà Giang) 3.836mm, Phú Ốc (Thừa Thiên – Huế) 4.360mm, Sơn Giang (Quảng Ngãi) 3.620mm…; lũ đặc biệt lớn xấp xỉ mức lịch sử tại các tỉnh miền Trung sau bão số 12; sạt lở đất, lũ quét nghiêm trọng tại Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình…
Hàng loạt thiên tai đã khiến 386 người chết và mất tích, tăng 122 người so với 2016 và 86 người so với trung bình 10 năm gần đây.
Trong đó bão số 12 khiến 123 người chết và mất tích (bão số 10 cùng cường độ nhưng chỉ có 6 người chết); 102 người chết và mất tích trong đợt mưa lũ trái mùa tại miền Bắc và Bắc Bộ đầu tháng 10; 42 người chết và mất tích trong đợt lũ quét tại Yên Bái, Sơn La đầu tháng 8…
Về tài sản, tổng thiệt hại năm 2017 là 60.000 tỷ đồng, tăng 30% so với 2016, và gấp 2,5 lần so với trung bình 10 năm gần đầy.
Cán bộ, người dân còn chủ quan
Ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai đánh giá, nhận thức về công tác phòng chống thiên tai của người dân, cộng đồng và chính quyền một số địa phương còn hạn chế dẫn đến thiếu sự quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến công tác phòng chống thiên tai nên khi tình huống xảy ra còn lúng túng, bị động.
Đặc biệt một số địa phương còn bị động, chưa kịp thời, thiếu quyết liệt, còn tư tưởng chủ quan trong phòng chống thiên tai dẫn đến hậu quả và thiệt hại lớn.
Tính chủ động trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai còn nhiều hạn chế; việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức.
Nguồn tài chính cho phòng chống thiên tai còn hạn chế, chủ yếu dự vào ngân sách, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc triển khai quỹ phòng chống thiên tai ở các địa phương còn chậm và gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Trong khi đó, do chưa có quy trình nên việc tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế còn gặp nhiều vướng mắc, chậm trễ.
Về công tác dự báo, ông Nam cho rằng đã có nhiều cố gắng, song so với yêu cầu thực tiễn đặt ra vẫn còn khoảng cách lớn.
Theo dự báo của các cơ quan quốc tế và trong nước, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm tần suất thiên tai lớn xuất hiện ngày càng dày hơn, xuất hiện nhiều đợt thiên tai cực đoan so với quy luật trước đây.rả giá vì thiên tai do nhiều đồi, nhiều rừng đã được “cạo trọc”.