Theo Le Monde, Trung Quốc là nước phát thải khí CO2 hàng đầu thế giới, và đang đầu tư rất nhiều để phát triển năng lượng sạch trên lãnh thổ quốc gia, nhưng lại xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện khắp thế giới.
Các nhà máy nhiệt điện dùng than đá đáp ứng tới 58% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia của Trung Quốc. Vì vậy, đất nước tỷ dân này đang nỗ lực to chuyển đổi xu hướng này. Năm 2016, Trung Quốc chỉ bổ sung 48 gigawatt nhiệt điện vào tổng sản lượng điện quốc gia và có kế hoạch giới hạn nguồn nhiệt điện này ở mức 1100 gigawatt vào năm 2020.
Điều đáng báo động là các tập đoàn Trung Quốc đang lên kế hoạch “xuất khẩu” các nhà máy nhiệt điện khắp nơi trên thế giới. Chiến lược này nằm trong kế sách “Một vành đai, một con đường” nhằm nối liền Trung Quốc với châu Âu, được tiến hành từ năm 2013. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng đây không phải là “Con đường tơ lụa “mới mà là “Con đường than đá” của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện công suất 450 megawatt ở Tuzla cho công ty điện lực quốc gia Bosnia-Herrzégovina (11/2017), nhà máy nhiệt điện Hamrawein của Ai Cập (2016) và một loạt các nhà máy khác ở châu Á, cũng như ở Iran, Gruzia, Malawi hay Kenya…
Viện Nghiên cứu Môi trường Thế giới (Global Environmental Institute) tháng 5/2017, ước tính đến cuối năm 2016, tại 25 quốc gia, Trung Quốc đang tiến hành 106 dự án nhà máy nhiệt điện dùng than đá. Tính ra, các dự án của Bắc Kinh chiếm tới một phần ba tổng số các nhà máy nhiệt điện mới, được xây dựng trên toàn thế giới.
Chuyên gia Jean François Huchet, thuộc Inalco, các tập đoàn lớn của Trung Quốc buộc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm dự án, bởi vì nhu cầu năng lượng trong nước giảm và sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
Quyết định của các nhà tài trợ quốc tế không tài trợ tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện nữa, gián tiếp tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng “Con đường than đá”. Những doanh nghiệp này tranh thủ nguồn tài chính của trung ương trong tham vọng “Con đường tơ lụa” để thực hiện các dự án nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài.
Năm 2016, tổ chức phi chính phủ Mỹ Hội đồng Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources Defense Council – NRDC) đã tố cáo Trung Quốc lên tới 3,49 tỷ euro.
Sự thâm nhập của các nhà sản xuất và tài chính Trung Quốc vào vùng Balkan đã gây bất ngờ, đặc biệt là châu Âu. Trong năm 2013, Trung Quốc tiến hành nhiều dự án trong khu vực, mở đàm phán tại Monténégro, Serbia, Bosnia, Rumani. Nhiều dự án được trình bày như là sự hỗ trợ về công nghệ sạch. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đó chỉ là giả hiệu: đó là những công nghệ giúp kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy nhiệt điện hiện hữu.