Vụ “Phá nát rừng Kbang”: Chốt giữ rừng không bảo vệ được rừng

Sau khi Báo SGGP phản ánh tình trạng rừng ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai bị tàn phá, Hạt Kiểm lâm huyện Kbang cho biết chưa được Kiểm lâm địa bàn báo cáo và sẽ cho lực lượng kiểm tra.


Đặc biệt, cách chốt bảo vệ rừng Sơ Pai khoảng 1,5km, nhiều cây gỗ cổ thụ có đường kính khoảng 1,5m bị đốn hạ đã chặt từng khúc nhưng chưa chở đi, ước tính khối lượng gỗ hàng chục  m3.

Để chặt được những cây đại thụ này, lâm tặc phải huy động lực lượng, máy cưa vào cưa xẻ và phải mất cả ngày trời, nhưng không hiểu sao không ai phát hiện để ngăn chặn, truy bắt.

Càng đi sâu, gỗ bị đốn hạ càng nhiều và dấu vết còn mới. Vấn đề là lực lượng đóng ở chốt bảo vệ rừng ở đâu khi rừng bị phá và xâm chiếm?

Cây gỗ đại thụ bị đốn hạ, nằm cách chốt bảo vệ rừng Sơ Pai khoảng 1,5km
Rẫy cà phê mọc xen giữa rừng
Gỗ cắt khúc bị đốn hạ, lâm tặc chưa chở đi
Một gốc cây bị đốn còn mới

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Kbang, quan điểm bảo vệ rừng là phải bảo vệ tận gốc chứ không phải bảo vệ ngoài đường quốc lộ. Chốt bảo vệ rừng Sơ Pai mà phóng viên đề cập, khoảng 5 tháng trước, đơn vị đã có văn bản đề xuất UBND huyện cho di dời vào sâu trong rừng để có thể nghe tiếng máy cưa mà ngăn chặn.

UBND huyện cũng đã có văn bản yêu cầu công ty di dời chốt bảo vệ rừng vào sâu bên trong nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa thấy di dời.

Chốt bảo vệ rừng Sơ Pai, nơi kiểm lâm đề nghị di dời vào sâu trong rừng để canh giữ rừng chứ không nên đặt ngay đường quốc lộ
Gỗ bị đốn, ván xẻ vứt giữa rừng

Trước đó, Báo SGGP đã phản ánh tình trạng rừng ở huyện Kbang bị tàn phá nghiêm trọng. Có nhiều vị trí phá rừng nằm cách chốt bảo vệ rừng không quá 2km.

Bìa gỗ nằm ngổn ngang