Thiên tai do BĐKH: Châu Á-Thái Bình Dương ảnh hưởng nặng gấp 5 lần các khu vực khác

Thiên tai có thể tàn phá ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sự thiệt hại nhiều gấp 5 lần so với các khu vực khác.

Lũ lụt tại Mumbai, Ấn Độ (Ảnh: Eco-Business.com)

Đây là nội dung báo cáo mang tên “Thảm họa châu Á – Thái Bình Dương 2017” do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) công bố ngày 10/10.

ESCAP kêu gọi các nước đầu tư vào khả năng phục hồi. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 60% dân số thế giới và là khu vực dễ bị thảm hoạ nhất hành tinh do biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo, năm 2016 tại châu Á-TBD, bão, lũ lụt và nhiệt độ cao đã làm chết 4.987 người – ít hơn mức trung bình hàng năm kể từ năm 1970 và ảnh hưởng tới 34,5 triệu người. Điều đáng nói là báo cáo cho biết các quốc gia nghèo và thu nhập trung bình thấp ít có khả năng chuẩn bị và ứng phó với các mối nguy hiểm về thời tiết, đã phải hứng chịu tử vong cao gấp 15 lần so với các nước giàu có hơn trong khu vực.

Theo các chuyên gia, thiên tai có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến sinh kế và làm bất lợi cho nhiều người dễ bị tổn thất, nhất là ở nông thôn. Điều đó có thể gây ra nạn đói.

Theo nghiên cứu của ESCAP, trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2030, 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do thiên tai sẽ xảy ra ở châu Á-TBD. Ủy ban nói những rủi ro thiên tai trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu có thể sẽ tăng lên trong khu vực, bao gồm nhiều đợt nóng, lũ lụt và hạn hán tồi tệ hơn, lốc xoáy nhiệt đới thường xuyên và mạnh mẽ hơn và mưa lớn hơn ở Đông Á và Ấn Độ.

Theo báo cáo, các quốc gia phải đối mặt với tổn thất kinh tế lớn nhất từ thiên tai là các nền kinh tế lớn nhất của khu vực như Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng các nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mất khoảng 2,5-4% GDP hàng năm.

ESCAP đã kêu gọi hành động để giảm thiểu nguy cơ thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm khu vực và đầu tư vào giáo dục ý thức về nguy cơ thảm hoạ thiên nhiên. Ngoài ra là việc xây dựng khả năng phục hồi thảm hoạ đưa vào các kế hoạch phát triển nông nghiệp là điều rất quan trọng vì hầu hết người nghèo ở châu Á-TBD là nông dân ở các vùng nông thôn.

Nguồn: