ThienNhien.Net – Gần đây, một số doanh nghiệp (doanh nghiệp) cho rằng, việc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có ra quyết định cấm các doanh nghiệp tham gia đấu thầu vào các thị trường tập trung cho đến khi TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và TCty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) ký hợp đồng xong vô hình chung đã tạo một sân chơi không bình đẳng.
Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 26.6, chuyên gia Nguyễn Đình Bích – nguyên Phó trưởng Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng: Cho đến thời điểm này, Nghị định 109/CP vẫn còn hiệu lực nên mọi hoạt động xuất khẩu gạo vẫn phải theo quy định tại Nghị định này. Muốn thay đổi, phải có Nghị định thay thế hoặc sửa đổi Nghị định 109/CP.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, đi đấu thầu quốc tế thì các nước cũng chỉ có 1-2 doanh nghiệp đại diện, không bao giờ có chuyện hàng loạt doanh nghiệp kéo nhau đi đấu thầu quốc tế. “Càng nhiều doanh nghiệp đi càng cạnh tranh với nhau càng “nát”, chẳng được giá tốt. Mấy cuộc đi bỏ thầu ở Philippines, Thái Lan cũng chỉ có 1-2 doanh nghiệp đi. Đó là những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong quá trình bỏ thầu, trước khi đi, các doanh nghiệp này cũng đã có sự hội ý, tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý trong nước, chứ không phải tự do ai thích đi thì đi.
Do đó, các doanh nghiệp quá nhỏ của VN không thể đủ khả năng tham gia đấu thầu quốc tế. Cho nên, trong trường hợp này, vin vào ý kiến “tự do cạnh tranh” là chưa hợp lý. Dẫu gì Vinafood 1 và 2 của VN cũng là những doanh nghiệp lớn, đại diện cho các doanh nghiệp đi đấu thầu dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Công Thương là hoàn toàn hợp lý. 2 doanh nghiệp này được Nhà nước chỉ định, chứ không phải là doanh nghiệp lớn “bắt nạt” các doanh nghiệp khác để giành quyền đi đấu thầu. Cũng không có chuyện Bộ Công Thương tạo lợi thế độc quyền cho các doanh nghiệp này” – ông Nguyễn Đình Bích nêu ý kiến.
Cũng theo ông Nguyễn Đình Bích, những hợp đồng tập trung thường là những hợp đồng có quy mô lớn và được giá tốt. Nhưng quy định của Việt Nam hiện nay quy định: doanh nghiệp được chỉ định đi đấu thầu mặc nhiên được hưởng 20% kết quả đấu thầu. Vậy, ví dụ nếu có 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, nhưng đơn vị đại diện đi đấu thầu đã được hưởng 20%, 149 doanh nghiệp còn lại chỉ được hưởng 80% số lượng còn lại, tức là mỗi doanh nghiệp chỉ được hưởng 0,5%, như vậy là quá ít và không công bằng, cần phải xem xét lại.
Vấn đề thứ hai là, nếu sang năm sau lại có chuyện đấu thầu, phân bổ hạn ngạch, lại căn cứ vào thành tích xuất khẩu gạo của năm trước, nếu doanh nghiệp nào tham gia đấu thầu được mặc nhiên hưởng 20% thì được hưởng ưu tiên. “Với 20% số lượng gạo xuất khẩu này, doanh nghiệp đại diện mặc nhiên được hưởng thành tích “có số lượng gạo xuất khẩu cao” để được hưởng những ưu đãi trong mùa đấu thầu sau. Đây là quy định chưa hợp lý, cần được điều chỉnh” – chuyên gia Nguyễn Đình Bích nhấn mạnh.
Ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch VFA – cho biết, theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng đầu năm 2017, gạo xuất khẩu đạt 2,282 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2015, tăng 9,71%; giá (FOB) bình quân tăng 6,06 USD/tấn. Đến nay, hợp đồng đã đăng ký đạt trên 3,5 triệu tấn. Dự kiến, 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu thêm khoảng 2,97 triệu tấn.
Trong 10 năm qua, tổng sản lượng gạo trung bình của các nước trong khối TPP là 45,3 triệu tấn/năm, Việt Nam đã chiếm 26,7 triệu tấn (tương đương gần 59%). Dự báo tình hình thị trường lúa gạo xuất khẩu từ nay đến tháng 9.2017 gặp nhiều thuận lợi. Hiện nay giá lúa vẫn còn tăng và có thể đạt giá cao. Đến tháng 9, các nước thu hoạch lúa rộ thì giá lúa khó giữ mức cao. |