ThienNhien.Net -Việt Nam có hơn 30% diện tích được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và hàng triệu người hàng ngày làm việc gắn kết với thiên nhiên. Điều này cho thấy, Việt Nam đã và đang phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Bà Marianne Oehlers – Đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho biết, Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động thường xuyên và dữ dội của thiên tai. Có thể nhìn thấy rõ nhất trong năm 2016. Tình trạng hạn bán, lũ lụt và bão diễn biến phức tạp, khó lường đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tượng trong xã hộo. Đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật và người không có nhà ở nhiều địa phương.
Việt Nam trong việc đưa hành động về biến đổi khí hậu và giảm rủi ro thiên tai trở thành trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển, vì nó thể hiện sự quan tâm tới cách tiếp cận bền vững và lâu dài để giải quyết các vấn đề dễ bị tổn thương hiện tại. Phụ nữ đặc biệt đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp gia đình họ vượt qua thảm hoạ thiên nhiên và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng tiếng nói của họ thường là điều cuối cùng được nghe trong quy hoạch và quản lý môi trường. Do đó, những thách thức chính vẫn còn.
Mặc dù sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Việt Nam rất ấn tượng song những thành tựu kinh tế của Việt Nam cũng đã làm ảnh hưởng đến môi trường. Điển hình là vẫn tồn tại sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và hủy diệt hệ sinh thái, và ô nhiễm môi trường. Tội phạm môi trường – bao gồm khai thác gỗ trái phép và buôn bán động vật hoang dã, và các hoạt động đánh bắt phá hoại – đã không may trở thành hiện tượng toàn cầu nhưng nó đặc biệt cấp bách ở khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam.
Việt Nam giàu đa dạng sinh học nhưng tội phạm môi trường và suy thoái đang làm suy yếu sự phát triển và sinh kế của cộng đồng địa phương. Điều này cũng đe dọa khả năng để đáp ứng các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Mục tiêu 14 (Cuộc sống dưới đại dương) và 15 (Cuộc sống trên mặt đất) tập trung cụ thể vào việc bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái bằng cách nhắm đến những tội phạm môi trường diễn ra trên đất liền và trên biển.
Do vậy, để có thể giảm nhẹ những tác hại của biến đổi khí hậu lên cuộc sống người dân, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về việc “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+), cùng với việc ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mại lâm sản với Liên minh châu Âu, và sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương càng ngày càng hội tụ để tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự chuyển đổi và tiến bộ, đưa Việt Nam đi đầu trong việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững.
Ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam, hướng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: khu dân cư, khu tưởng niệm, khu di tích, khu công cộng, các trường học, khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khi hậu tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp Công ty cổ phần sữa Việt Nam triển khai Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.
Từ năm 2012 đến nay, chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã tổ chức trồng cây tại hơn 20 tỉnh thành trên toàn quốc với tổng số gần 400.000 cây xanh các loại có giá trị gần 6 tỷ đồng. Riêng trong năm 2017, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã chọn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là điểm tiếp theo. Chương trình lần này sẽ trồng 110.020 cây xanh có giá trị tương đương hơn 800 triệu đồng tại Nhà truyền thống Cách mạng thành phố Vũng Tàu và khu vực ven sông Chà Và, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – nơi đang diễn ra tình trạng xâm nhập mặn nặng và hiện tượng ô nhiễm bởi hoạt động chế biến hải sản. Chủng loại cây được lựa chọn phù hợp nhất để trồng là cây đước.
Tuy nhiên, về lâu dài các cơ quan chức năng cần củng cố các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc lồng ghép các nguyên tắc chính vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững trong hỗ trợ sinh kế của địa phương.
Song song đó, cần phải có sự chuyển đổi về cách thức Việt Nam định giá và và tổ chức bảo vệ rừng. Các giá trị rừng đầy đủ phải được đưa vào các quy trình và cơ chế quy hoạch quốc gia và được lồng ghép vào chương trình nghị sự phát triển quốc gia và các ưu tiên liên quan.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, hành động về khí hậu đang thu hút động lực không chỉ bởi vì nó là điều cần thiết mà còn là vì nó tạo cơ hội để xây dựng một tương lai hòa bình và bền vững trên một Hành tinh khỏe mạnh. Trong khi một số chính phủ còn nghi ngờ về ý chí toàn cầu và cần phải hỗ trợ Hiệp định Khí hậu Paris, thì có nhiều lý do để các nước khác thống nhất và duy trì tiến trình này.
Cùng với Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, và các thoả thuận quan trọng như Khung Giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Sendai hoặc Chương trình Hành động Addis Ababa về Tài chính cho Phát triển, là các chương trình mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết, cộng đồng toàn cầu nên đặt ra các ưu tiên toàn cầu rõ ràng để giải quyết các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, trong khi đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Trong số 17 Mục tiêu phát triển bền vững, có 3 mục tiêu trực tiếp tập trung vào bảo vệ môi trường và hành động về khí hậu vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia ở mọi châu lục, phá vỡ nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người thậm chí còn nhanh hơn dự kiến.