ThienNhien.Net – Trái đất có nhiều phong cảnh đẹp, nhưng biến đổi khí hậu và sự bất cẩn của con người có thể khiến chúng biến mất vĩnh viễn.
Seychelles: Nằm ở Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Madagascar, quần đảo Seychelles là điểm đến lý tưởng của các cặp đôi mới cưới và du khách thích không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, thiên đường này có thể biến mất trong 50 đến 100 năm tới do tình trạng xói mòn.
Núi Kilimanjaro, Tanzania: Lớp tuyết trắng trên đỉnh ngọn núi Kilimanjaro có thể sẽ sớm biến mất. Trong thời gian từ 1912 đến 2007, lượng băng tuyết ở đỉnh núi này đã giảm 85%.
Vùng lòng chảo Mirador Basin và vườn quốc gia Tikal, Guatemala: Đây là khu vực có nhiều công trình cổ của nền văn minh Maya, nhưng nạn hôi của và đốt rừng đang phá hủy nhiều giá trị lịch sử ở đây.
Rừng Sundarbans, India và Bangladesh: Hệ sinh thái này chiếm phần lớn diện tích đất và nước của vùng đồng bằng sông Hằng. Đây cũng là nơi có diện tích rừng đước lớn nhất thế giới với nhiều loài động vật quý hiếm như hổ. Nhưng nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường, xói mòn bờ biển đang khiến hệ sinh thái này suy giảm nhanh chóng.
Sông băng Patagonia, Argentina: Dòng sông băng Patagonia là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, nhưng lượng mưa giảm và nhiệt động tăng khiến dòng sông băng ngày càng thu hẹp.
Zahara de la Sierra, Tây Ban Nha: Nằm trên núi Andalusia ở miền nam Tây Ban Nha, ngôi làng Zahara de la đang mất dần hệ sinh thái đa dạng và không khí trong lành do nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm trong những năm gần đây.
Outer Banks, Mỹ: Bờ biển của hòn đảo này đã bị xói mòn với tốc độ rất nhanh, khiến các công trình có giá trị như ngọn hải đăng Cape Hatteras (được xây dựng vào năm 1870) đối mặt với nguy cơ biến mất.
Rừng Madagascar: Hệ sinh thái này được dự đoán sẽ biến mất trong vòng 35 năm tới do nạn phá rừng quy mô lớn và cháy rừng.
Vườn quốc gia sông băng Montana, Mỹ: Số lượng sông băng ở đây đã giảm xuống 15 từ con số 150. Trong 15 năm tới, chúng có thể biến mất hoàn toàn.
Venice, Italia: Mực nước biển ở thành phố này vẫn tiếp tục dâng cao, khiến nhiều khu vực bị ngập trong nước.
Machu Picchu, Peru: Công trình kiến trúc cổ của đế chế Inca thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Tình trạng quá tải và lở đất tự nhiên có thể khiến các cấu trúc này bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Quần đảo Galapagos: Sinh vật ngoại lai và quá nhiều du khách tham quan đang khiến các sinh vật đặc hữu trên quần đảo này đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Vùng lòng chảo Congo, châu Phi: Đây là hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, với 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim và 400 loài động vật có vú. Nhưng Liên Hợp Quốc dự báo 2/3 diện tích rừng này có thể biến mất vào năm 2040.
Biển Chết: Nằm giữa biên giới Jordan và Israel, mức nước của biển Chết đã giảm 25m và diện tích bị thu nhỏ đáng kể trong 40 năm qua. Nguồn cung cấp nước từ sông Jordan ngày càng suy giảm có thể khiến vùng biển này cạn khô trong 50 năm tới.
Rừng ngập mặn Florida, Mỹ: Đây là một một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nhất ở Mỹ. Nguyên nhân đến từ vấn để quá nhiều nước, sinh vật ngoại lai và đô thị hóa.
Núi Alps, châu Âu: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh tới dãi núi Alps, với khoảng 3% lượng băng bao phủ biến mất mỗi năm. Điều này đồng nghĩa dãy núi này sẽ không có băng tuyết vào năm 2050.
Tuvalu: Nằm ở Thái Bình Dương giữa Australia và Hawaii, Tuvalu là một quần đảo nhỏ bao gồm 9 hòn đảo. Với độ cao cách mặt nước biển chỉ khoảng 4,5 m, quần đào này đang đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm trong nước.
Đền Taj Mahal, Ấn Độ: Đây là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng các chuyên gia lo ngại nó có thể sụp đổ do ăn mòn và ô nhiễm môi trường.
Rạn san hô Great Barrier, Australia: Diện tích của rạn san hô lớn nhất thế giới đã thu hẹp hơn 50% do nhiệt độ tăng trong vòng 30 năm qua. San hô bị chết do ô nhiễm axít và các nhà khoa học lo ngại hệ sinh thái này có thể biến mất vào năm 2030.
Kim tự tháp, Ai Cập: Các công trình kiến trúc cổ đại đang đối mặt với nguy cơ xói mòn do môi trường ô nhiễm. Hệ thống thoát nước xung quanh ngày càng xuống cấp, khiến các kim tự tháp có thể sụp đổ.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc: Công trình nhân tạo lớn nhất thế giới đã tồn tại qua hơn 2.000 năm, nhưng tình trạng canh tác nông nghiệp quá mức đã khiến gần 2/3 chiều dài bức tường thành bị hư hại hay phá hủy. Công trình này có thể trở thành phế tích trong 20 năm tới.
Rừng Amazon, Brazil: Đây là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và có hệ sinh thái đa dạng. Nhưng canh tác nông nghiệp đã khiến diện tích tằng ngày càng thu hẹp.
Maldives: Quốc gia nhỏ ở Ấn Độ Dương đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do biến đổi khí hậu.
Nhà thờ Hồi giáo Timbuktu, Mali: Được xây dựng chủ yếu từ bùn, nhà thờ Timbuktu có niên đại từ thế kỷ thứ 14 và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nhưng lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng có thể khiến công trình bị phá hủy.
Big Sur, Mỹ: Bờ biển ở bang California là điểm ngắm cá voi lý tưởng nhất thế giới, nhưng tình trạng hạn hán đã gây hại cho hệ sinh thái ven biển và lượng cá voi xuất hiện giảm qua mỗi năm.