ThienNhien.Net – Theo kết quả nghiên cứu của Viện điều tra và quy hoạch rừng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác quá mức lâm sản là nguyên nhân chính khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong nhiều thập kỷ qua.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên của cả nước đã giảm 2,8 triệu hecta.
Diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng nhất là ở một số vùng như Tây Nguyên mất 440.000 hécta; vùng Đông Nam Bộ mất 308.000 hécta; vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000h hecta; vùng Bắc Bộ mất 242.500 hecta.
Vẫn theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng trồng tuy tăng nhanh từ năm 1999 đến nay nhưng vẫn không đạt mục tiêu phủ xanh 43%-43% diện tích cả nước vào năm 2015.
Cụ thể, tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận vào năm 1945 là 14,3 triệu hécta. Tuy nhiên, đến năm 1995, rừng tự nhiên đã bị lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn 8,25 triệu hecta.
Trước thực trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên đến mức đáng lo ngại trên, Chính phủ đã tuyên bố “đóng cửa” rừng tự nhiên, đồng thời yêu cầu các địa phương tăng cường trồng rừng bổ sung. Nhờ đó diện tích rừng cả nước, đặc biệt là rừng trồng đã tăng lên đáng kể.
Điển hình là, năm 2005, diện tích rừng cả nước đã tăng lên 12,70 triệu hecta; năm 2009 tăng 13,20 triệu hecta. Đặc biệt, đến năm 2015, tổng diện tích rừng cả nước đã tăng lên 14,06 triệu hecta. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên cũng chưa thể phục hồi.
Theo nhận định của các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm diện tích rừng là việc chuyển đổi mục đích sử đất rừng, đặc biệt là tình trạng khai thác lâm sản quá mức, nhất là khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung.