ThienNhien.Net – Theo tạp chí Functional Ecology, các nhà sinh thái học Úc đã phát hiện thấy rằng những con chim rẽ giun có mỏ lớn thường mất nhiều thời gian hơn để làm ấm cơ thể so với những con chim với chiếc mỏ nhỏ hơn.
Thường thì chúng ta có thể quan sát các loài chim trong khi chúng quay đầu lại và giấu mỏ sau lưng trong những chiếc lông. Các nhà khoa học trước đây đã từng ngờ rằng chim làm như vậy để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết giá lạnh. Các nhà môi trường ở Đại học Deakin trong quá trình quan sát đã thấy rằng chim thực sự sưởi ấm cơ thể như vậy, khi trời càng lạnh thì chim càng hay có tư thế vùi mỏ vào lông trên lưng.
Theo dõi các loài chim rẽ giun, các nhà nghiên cứu Úc đã kết luận rằng những loài chim có mỏ lớn hay duy trì tư thế “gập đầu trên lưng” thường xuyên hơn và lâu hơn so với với loài chim có mỏ nhỏ hơn. Và cà khi thời tiết ấm lên, những con chim mỏ lớn vẫn tiếp tục duy trì “thói quen” đó.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi chim rẽ giun trong 6 tháng tại vịnh Port Phillip Bay gần Melbourne và họ cũng thấy loài chim có mỏ dài nhất ở Úc là 9,2cm, loài chim có mỏ ngắn nhất là 3,4cm.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, việc mất nhiều thời gian để sưởi ấm cơ thể là cái giá khá cao mà chim phải trả cho chiếc mỏ lớn vốn là công cụ để chim tìm kiếm thức ăn hiệu quả hơn. Tác giả chính của công trình nghiên cứu nhấn mạnh rằng kết quả này phù hợp với kết luận do ông đưa ra trong nghiên cứu trước rằng những con chim xứ lạnh chủ yếu có mỏ nhỏ.