Phóng sự ảnh Lâm Đồng: Rừng vẫn mất từng ngày sau một quyết định vội vã 29/08/2016 FacebookTwitterPinterestWhatsApp ThienNhien.Net – Quyết định thu hồi 279 ha rừng và đất rừng Bảo Lâm của UBND tỉnh Lâm Đồng đang khiến rừng ngày càng bị tàn phá. Năm 2009, tỉnh Lâm Đồng quyết định thu hồi 279 ha rừng và đất rừng trong một dự án được giao cho Công ty TNHH TM&DV Gia Linh, huyện Bảo Lâm. Quyết định này của tỉnh Lâm Đồng thể hiện sự vội vã và bị khiếu kiện – khiếu nại kéo dài. Rồi những kết luận trái ngược của các cơ quan liên quan, và tính kém hiệu quả thực tế – bởi rừng càng ngày càng bị tàn phá nhiều hơn. Tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm là một trong số những khu rừng đẹp nhất, từng được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho doanh nghiệp đầu tư dự án nông lâm kết hợp. Suốt nhiều năm qua, rừng ở đây bị xâu xé thảm khốc để lấy gỗ và lấy đất trồng cà phê. Từ hơn 1.000 thông do người Pháp trồng trong thế kỷ 20, nay chỉ còn hơn 300 ha. Từ khi Công ty Gia Linh triển khai dự án trồng rừng, bảo vệ rừng và sản xuất nông – lâm kết hợp trên một phần tiểu khu này thì tranh chấp, xâu xé càng diễn ra nhiều. Tiểu khu 613 thuộc xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, sau khi thu hồi được giao cho Ban quản lí rừng Đam-bri quản lí, vẫn tiếp tục bị tàn sát, xâm canh nghiêm trọng. Một diện tích rất lớn đất rừng đã được cày lật, chuẩn bị canh tác nông nghiệp. Toàn bộ rừng keo Công ty Gia Linh trồng cuối năm 2008, nay chỉ còn rải rác vài cây. Dù tỉnh Lâm Đồng đã đóng cửa rừng, nhưng xung quanh khu nhà xây – làm trạm quản lý – bảo vệ rừng của Ban Quản lỷ rừng phòng hộ Đạm Bri, vẫn chất đống những cây thông đã được khai thác. Ở rìa tiểu khu, cả chục ngàn mét vuông rừng và đất rừng đã được dọn sạch, thay vào đó là một trại bò bán kiên cố, đang nuôi hàng chục con và một khu nhà xây cấp 4 dành cho nhân viên trang trại. Đến cuối tháng 9/2012, đoàn liên ngành của tỉnh Lâm Đồng kiểm tra 11 điểm trước đây Gia Linh đã làm chòi giữ rừng, trồng rừng, thì tất cả chòi giữ đều không còn. Cách trạm không xa là những tán thông vàng úa vì bị đầu độc, báo hiệu sẽ có thêm nhiều cây nữa bị chết, biến thành gỗ tận thu. Nguồn: Nhóm PV/VOV.VN Bài liên quan: Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp Tín chỉ carbon rừng: Tiềm năng và cơ hội cho Việt Nam