ThienNhien.Net – Ngày 17.8, kỳ họp thứ hai HĐND khoá XV TP Hải Phòng đã diễn ra phiên chất vấn. Người đầu tiên trả lời chất vấn là bà Phạm Thu Xanh – Giám đốc sở Y tế Hải Phòng.
Cả năm chỉ tiêu huỷ được 1,8 kg giò có hàn the
Theo đó, các ý kiến cử tri tập trung vào các vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn cua bếp ăn tập thể, trường học; việc đấu thầu thuốc; việc mua bán, đầu tư các tiết bị chăm sóc sức khoẻ…
Cử tri Nguyễn Hải Bình (quận Hồng Bàng) cho biết: Trên địa bàn quận có hơn 1.000 cơ sở chế biến, bán thức ăn đường phố, nhưng năm qua, chỉ xử lý và tiêu huỷ được 1,8 kg giò có hàn the là quá ít. Một đại biểu khác cho biết, hiện tại ngay bản thân ông cũng không biết mua thực phẩm an toàn ở đâu, ăn ở đâu, lộ trình đến khi nào sẽ kiểm soát được vấn đề thực phẩm..
Theo bà Phạm Thu Xanh, vấn đề ATTP là một mảng rộng lớn, không chỉ ngành Y tế, vì ngành NN&PTNT cung cấp thực phẩm, ngành Công thương chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. Ngành y tế được giao thường trực về vấn đề ATTP, nhưng cũng chưa dám hứa cụ thể đến khi nào kiểm soát được, vì trên lộ trình chung của cả nước cũng đang trong giai đoạn như vậy. Sở Y tế kiện toàn ban chỉ đạo, phối hơp với các sở ngành liên quan và tuyên truyền để người dân lựa chọn thực phẩm sạch, cùng với đó,sẽ lập danh sách những đơn vị cung cấp thực phẩm sạch…
Đóng của nhà máy giấy Hapaco
Trả lời về những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường mà người dân bức xúc trong thời gian qua, ông Phạm Quốc Ka – giám đốc sở TNMT Hải Phòng – thừa nhận có hiện tượng các DN xả nước thải, khí thải “trộm” ra môi trường; Nhiều đơn vị chỉ xả thải vào ban đêm, ban ngày lại vận hành hệ thống xử lý chất thải.
Kiến nghị của người dân về Nhà máy giấy Hải Âu Hapaco (đóng trên địa bàn xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng), ông Ka cho biết: Nhà máy này có từ lâu, công nghệ của Trung Quốc hiện đã lạc hậu, đơn vị này là điển hình của việc xả thải “trộm”. Sở cũng đã có đoàn đi kiểm tra, phát hiện một số chỉ tiêu sinh hoá cao hơn so với quy định. Sở đã yêu cầu DN phải di dời, nhưng nhà máy có đơn xin hoãn đến ngày 28.8.2016 sẽ thi hành việc di chuyển. “Sở cũng yêu cầu DN phải lập kế hoạch di dời về đâu, việc di dời phải được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận. Nếu DN không chấp hành, thành phố sẽ thu hồi đất” – ông Ka nói.
Về nhà máy sản xuất DAP gây ô nhiễm ở KCN Đình Vũ (quận Hải An), các đại biểu đã chất vấn ông giám đốc sở TNMT về việc xử lý bãi thải gyp hiện đã quá tải so với quy định với số lượng trên 2 triệu tấn.
Ông Phạm Quốc Ka cho biết: Tại dự án này có 4 nhà máy sản xuất hoá chất, trong đó có nhà máy sản xuất DAP. Các nhà máy này đều xả khí thải có hàm lượng độc tố cao như clorua, ni tơ… Trước đây, công tác kiểm soát không tốt, còn có hiện tượng xả trộm, gây ô nhiễm. Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND TP cũng đã có giám sát. Tại khu vực nhà máy này, đã hai lần xảy ra sự cố rò rỉ nước nước thải, hai lần sạt ở bãi thải gyp. Tuy nhiên, nhức nhối nhất vẫn là bãi thải gyp. Bãi thải có thiết kế 10 ha trong thời hạn từ 3-5 năm, nhưng hiện tại, thời hạn đã vượt 3 năm, diện tích bãi thải cũng vượt 3 ha. Lượng axit tồn dư và hoá chất là kim loại nặng trong chất thải gyp cao gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Mặc dù nhà máy đã đầu tư xây dựng 4 dây chuyền sản xuất thạch cao để tiêu thụ chất thải gyp, nhưng cũng chỉ mới có 1 dầy chuyền vận hành với công suất không đáng kể.
Vì vậy, sở TNMT đã yêu cầu nhà máy phải giảm công suất. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị này đã giảm 50 % công suất. Về lâu dài, yêu cầu nhà máy phải có nghiên cứu, lập kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước thẩm định để xử lý bãi thải gyp theo lộ trình cụ thể. “Trong thời gian chưa xử lý được triệt để, yêu cầu đơn vị phải chuyển bãi thải gyp sang bãi thải lâu dài, thu gom triệt để nước thải, khí thải. Nếu đơn vị vi phạm sẽ xử lý nghiêm, và có khả năng nữa là đóng cửa nhà máy” – ông Ka nói.
Buổi chiều, phiên đến phiên chất vấn của giám đốc sở KHĐT.