Sơn La: Đóng “cửa mỏ” Công ty CP Cơ điện Việt Nam vì quá nhiều sai phạm

ThienNhien.Net – Thời gian qua, UBND tỉnh Sơn La kiên quyết thu hồi và không cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho những doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính, năng lực khai thác khoáng sản, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước, của pháp luật về khai thác khoáng sản. Vụ việc của Công ty CP Cơ điện Việt Nam như “giọt nước tràn ly” trong việc nhẫn nại của địa phương để rồi bị doanh nghiệp “xỏ mũi”.

Bánh vẽ và bài học

Để chấn chỉnh nghiêm pháp luật về tài nguyên khoáng sản, ngày 20/1/2014, Sở TNMT có Tờ trình số 33/TTr-STNMT về việc đề nghị thu hồi giấy phép số 2840/QĐ-UBND ngày 15/11/2008 của UBND tỉnh Sơn La cấp cho Cty CP Cơ điện Việt Nam được chế biến quặng chì, kẽm tại bản Giáo, xã Huy Tân, huyện Phù Yên. Sau khi xem xét, cân nhắc năng lực và trách nhiệm của doanh nghiệp này, thấy doanh nghiệp này “quá yếu kém”, không tổ chức thực hiện đúng những gì đã xin phép, ngày 10/2/2014, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 230/QĐ-UBND thu hồi giấy phép số 2840/QĐ-UBND ngày 15/11/2008 do UBND tỉnh Sơn La cấp cho Công ty CP Cơ điện Việt Nam chế biến chì – kẽm tại bản Giáo, xã Huy Tân, huyện Phù Yên…

Đóng cửa mỏ, nhưng không chịu hoàn nguyên, vẫn “xí phần”
Đóng cửa mỏ, nhưng không chịu hoàn nguyên, vẫn “xí phần”

Đây được coi như “giọt nước tràn ly” bởi trước đó, trong Kết luận thanh tra số 60/KL – STNMT ngày 28/02/2013 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La về kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư, tổ chức thực hiện dự án, thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La. Qua thanh tra, đoàn đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Nam về hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Từ căn cứ này, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 416/QĐ-XPHC ngày 08/3/2013, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Cơ điện Việt Nam với số tiền 40 triệu đồng. Lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Hoàn thiện hồ sơ thuê đất tại điểm mỏ Suối Bốc, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên theo quy định. Lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện ký quỹ theo quy định. Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày kết luận này được ban hành, Công ty CP Cơ điện Việt Nam phải tổ chức khắc phục tồn tại, khuyết điểm nêu trên và báo cáo kết quả khắc phục về Sở Tài nguyên và Môi trường. Quá thời hạn trên, đơn vị không thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

Tiếp đó, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo rà soát tiến độ đầu tư, tổ chức thực hiện các dự án khai thác, chế biến khoáng sản của Công ty này, việc tổ chức thực hiện theo như đề án đã trình xin phép. Trong quá trình kiểm tra giữa các sở liên ngành như Công thương, Tài nguyên Môi trường, UBND huyện Phù Yên với Công ty CP cơ điện Việt Nam ngày 18/01/2014, Với kết quả này, cho thấy Công ty CP Cơ điện Việt Nam không khắc phục những tồn tại theo như Kết luận số 60/KL-STNMT ngày 28/2/2013 của Giám đốc Sở TNMT Sơn La. Cty này không triển khai dự án chế biến quặng chì, kẽm tại bản Giáo, xã Huy Tân, huyện Phù Yên, Sơn La.

Được biết: Sơn La là một vùng đất có khá nhiều tài nguyên khoáng sản như chì, kẽm, vàng, cát, than… Bởi vậy, có khá nhiều doanh nghiệp “nhanh chân” nhảy vào xin cấp mỏ, khai thác khoáng sản. Để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cũng như các quy định, chính sách của pháp luật cho phép, UBND tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư. Nhưng thực tế lại không được như mong muốn, điển hình như việc “xí mỏ” của Công ty CP Cơ điện Việt Nam, có địa chỉ ở số 35A, ngõ 106/27, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội là một ví dụ điển hình. Lúc mới xin vào thì hứa hẹn nhiều. Nhưng khi thực tế triển khai lại khác. Thực chất, cách làm việc của những doanh nghiệp này là “tiểu tiết”, vụn vặt nhằm kiếm chác hơn là góp phần xây dựng địa phương, cùng phát triển.

“Có dấu hiệu trốn thuế tài nguyên và bỏ mặc môi trường”

Tìm đến mỏ quặng Suối Bốc, xã Huy Hạ để tìm hiểu sự việc, ông Phùng Đức Xuân, bảo vệ mỏ này thật thà cho biết. Thời gian qua, cũng có 1 số đoàn đến đây, không hiểu sao, đến rồi lại về. Mỏ này lâu nay bị dừng khai thác, đến nay chưa hoàn nguyên, chúng tôi là người địa phương nên bà Giang “chủ Công ty”, thuê mỗi tháng 2 triệu đồng để bảo vệ, không cho ai vào.
010216_mo2

010216_mo3

Khu “nhà máy tuyển quặng” thực chất là đây
Khu “nhà máy tuyển quặng” thực chất là đây

Vào trong khu được gọi là “nhà máy tuyển quặng” của Công ty CP Cơ điện Việt Nam, phóng viên thấy, cả một hệ thống được gọi là “nhà máy” này thực chất chỉ là mấy cái bể chứa, xây dựng sơ sài, tuyệt nhiên không có một hệ thống máy móc tuyển tinh quặng nào ra. Đất đá vứt bừa bãi… Hỏi ông Xuân về chuyện trước đây, ông này “tiết lộ”, lúc trước, đào được ít quặng nào ra, tập kết ở đây, rồi đưa lên xe chở đi, nhân dân không rõ đi đâu. Mỗi xe tải trọng đến 40 tấn, lặc lè chở…

Nhà máy “hoành tráng”, thực chất chỉ có 1 người bảo vệ và 1 khu hoang phế
Nhà máy “hoành tráng”, thực chất chỉ có 1 người bảo vệ và 1 khu hoang phế

Trao đổi với phóng viên, luật sư Hà Thị Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định: việc chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản là để phát triển nguồn lợi cho kinh tế địa phương, cùng nhau phát triển, doanh nghiệp khai thác lên, phải báo cáo sản lượng đủ, để tính thuế. Vậy, doanh nghiệp không sản xuất, chế biến, lén lút mang quặng thô đi đâu? Bán ở đâu? Đã nộp thuế được bao nhiêu sản phẩm? Đây là việc cần sớm làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp này… Đặc biệt có hay không việc trốn thuế và làm ăn tắc trách.

Chị Lò Thị Xuân chỉ con đường “tan nát” do xe tải trước đây của Công ty CP Cơ điện Việt Nam từng chạy, gây nát đường
Chị Lò Thị Xuân chỉ con đường “tan nát” do xe tải trước đây của Công ty CP Cơ điện Việt Nam từng chạy, gây nát đường

Trao đổi với phóng viên, chị Lò Thị Xuân, nhà ở xã Huy Tân, huyện Phù Yên cho biết: lúc đầu, nghe bảo dự án sản xuất dây chuyền tuyển quặng chì – kẽm sẽ được xây dựng ở bản Giáo, xã Huy Tân. Và sau đó, có thấy Công ty CP Cơ điện Việt Nam vào gặp gỡ nhân dân, xin để cho doanh nghiệp vận tải đi qua bản Cù. Lúc vào, nói làm đường, nhưng chỉ thấy máy xúc san gạt đường đất, sau đó là thấy đưa vào khai thác. Chẳng có 1 dây chuyền sản xuất nào mọc lên. Quặng đào lên, cứ thế cho lên xe tải chở đi đâu không rõ. Chỉ biết là cứ có quặng tuyển lên là chở đi. Không ai kiểm soát được số lượng, nhưng có đến hàng nghìn tấn quặng được xúc. Nhân dân ở đây ai cũng bức xúc trước nạn xe tải trọng lớn chạy qua, đường xá “nát bét”. Bởi vậy khi nghe thông báo của UBND tỉnh Sơn La về việc rút giấy phép, ai cũng mừng, chị Xuân chia sẻ…

Vậy việc chấp hành pháp luật và các quy định khoáng sản đến đâu, tại sao các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La không làm việc kiên quyết, hay có sự bao che ở đây…