ThienNhien.Net – Kết quả khảo sát mới công bố của Diễn đàn Các tổ chức phi chính phủ Campuchia (NGO Forum) cho biết hơn 90% người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Hạ Sesan II muốn chính phủ ngừng xây dựng con đập và chuyển khu vực này thành khu bảo tồn, kết hợp du lịch sinh thái tầm cỡ trên thế giới.
Theo ông Kem Ley, nhà phân tích chính trị, một trong những tác giả của cuộc khảo sát,việc bồi thường và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng là không tương xứngvà thiếu minh bạch; người dân không được tham vấn ngay từ khi bắt đầudự án.
Ông Ley chia sẻ khoảng 93% người dân phải di dời muốn chính phủ hủy bỏ dự án vì họ không muốn mất đi vùng đất gắn bó với họ từ bao đời nay, nơi chôn cất người thân và mang nhiều giá trị tinh thần thiêng liêng với họ.
Thủy điện Hạ Sesan II sẽ làm ngập 336 km2 và buộc 5.000 người, thuộc nhiều nhóm dân tộc khác nhau, rời bỏ quê hương của họ.
Bà Pha Vy, người dân trong một ngôi làng gần sông cho biếtbà muốn chết ở ngôi làng của mình hơn là rời khỏi quê hương, nơi cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình bà được chôn cất ở đây: “Tôi không chống lại dự án phát triểnnhưng cuộc sống của tôi phụ thuộc vào dòng sông. Nếu mất dòng sông, tôi sẽ chết.”
Sry Libi, đại diện khác của ngôi làng cho biết: “Chính phủ phải dành một khoảng thời gian đủ để dân làng đàm phán với các công ty về một thỏa thuận mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của NGO Forum bị chính quyền cho là thiếu thuyết phục vì không có đầy đủ bằng chứng khoa học, chỉ đơn thuần là khảo sát.
Đập Hạ Sesan II cao 75m đang được xây trên sông Sekong, đoạn cách ngã ba sông Sesan và Sre Pok 1,5km và 25 km về phía thượng nguồn sông Mê Kông – dự kiến được hoàn thành vào năm 2019. Thủy điện này có giá trị khoảng 800 triệu USD, là một liên doanh giữa Tập đoàn Royal Campuchia (sở hữu 39%),Tập đoàn Năng lượng Hydrolancing Trung Quốc (51%) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (10%).Công suất thiết kế của thủy điện này là 400 MW, dự kiến sẽ cung cấp điện cho 5 tỉnh Stung Treng, Kampong Cham, Kratie, Preah Vihear và Ratanakiri nhằm giúp Campuchia chấm dứt sự phụ thuộc vào nhập khẩu điện từ Lào.