Phóng sự ảnh “Lạnh người” với 13 hồ nước độc, dị nhất thế giới 03/09/2015 FacebookTwitterPinterestWhatsApp ThienNhien.Net – Người có thể nổi trên biển Chết, hồ Noys chứa một lượng khí độc lớn hay hồ Boiling nước sôi liên tục. Hồ Boiling, Dominica là suối nước nóng tự nhiên lớn thế hai trên thế giới. Nhiệt độ trong hồ ở mức 180-197 độ F và nước giữa hồ sôi sùng sục trông thật đáng sợ Hồ Laguna Colorada, Bolivia được mệnh danh là “Hồ đỏ” với màu nước đỏ như máu. Hồ chứa hàm lượng muối cao, màu đỏ của hồ có nguồn gốc từ tảo và các loài sinh vật khác. Đặc biệt, đây còn là nơi mà chim hồng hạc chọn làm nơi sinh sản. Hồ Plitvice nằm trong vườn quốc gia Plitvice ở Croatia có vẻ đẹp thần tiên Bên trong hồ Plitvice có tới 16 hồ nước tuyệt đẹp kết nối với nhau thông qua các thác nước và hang động. Mỗi hồ lại được tách ra bởi các con đập tự nhiên và được bao phủ bởi các loài tảo, rêu tạo thành một lớp màng tuyệt đẹp. Hồ Noys ở Cameroon còn được gọi là hồ tử thần của châu Phi với lượng khí độc khổng lồ có khả năng giết chết hàng nghìn người trong chớp mắt. Dưới đáy hồ là một túi dung nham núi lửa kết hợp với khí carbon dioxide (CO2) tạo thành axit carbonic (H2CO3) gây nguy hiểm tới tính mạng Từng là hồ nước lớn thứ 4 trên thế giới nhưng hiện tại biển Aral “đã chết”, biến thành một sa mạc khô cằn với những con tàu ma cũ đã gỉ sét. Biển Aral nay chỉ rộng khoảng 10% so với kích thước ban đầu. Đây là “một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của hành tinh” do con người gây ra. Hồ Pitch hay còn gọi là hồ Hắc Ín nằm ở phía tây nam đảo Trinidad, Cộng hoà Trinidad chứa lượng nhựa đường lớn nhất thế giới. Người dân địa phương tin rằng, tắm trong hồ nước đặc biệt này có thể chữa được bách bệnh Hồ Don Juan Pond được phát hiện năm 1961 ở Nam Cực là hồ mặn nhất thế giới. Hồ có độ mặn lên tới 40% song Don Juan Pond chưa bao giờ bị đóng băng dù nằm ở Nam Cực. Dù có tên là biển Chết song thực chất đây chỉ là một hồ nước chứa độ mặn cao nhất thế giới. Độ mặn của biển Chết gây khó khăn cho việc bơi lội nhưng lại khiến người bơi dễ dàng nổi trên mặt nước. Hồ Taal nằm ở quốc đảo Philippines. Nằm trong lòng hồ là một ngọn núi lửa sẵn sàng phun trào bất cứ lúc nào. Dù nguy hiểm song hồ Taal vẫn thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan. Hồ Balkhash nằm ở Kazakhstan là hồ lớn thứ 12 trên thế giới. Điều khiến hồ trở nên kỳ lạ là một nửa nước trong hồ là nước ngọt và nửa còn lại là nước mặn. Nhiều người trở nên lo ngại khi hồ Balkhash có thể khô cạn như biển Aral vì nước trong hồ đang có dấu hiệu chuyển hướng. Hồ Tonle Sap ở Campuchia khiến các chuyên gia khó có thể phân biệt được đây thực chất là hồ hay là một dòng sông. Trong mùa khô, nước sông Tonlé Sap chảy vào sông Mekong, nhưng trong mùa mưa dòng chảy của nước lại cực lớn do lượng nước đổ vào từ sông Cửu Long, tạo thành các hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Hồ Baikal là hồ lâu đời và sâu nhất thế giới. Nó đang chứa 20% lượng nước ngọt cung ứng cho Trái đất. Hồ Crater được hình thành từ hơn 7.700 năm trước đây do một núi lửa phun trào. Đây được coi là hồ nước sạch và sâu thứ 9 trên thế giới. Nguồn: Minh Phương/Dân Việt Bài liên quan: Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Gần 5.000 m2 rừng phòng hộ tại Bình Định bị đốn hạ, ai chịu trách nhiệm? Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp