Phóng sự ảnh 24 bí ẩn đại dương đang che giấu 11/06/2015 FacebookTwitterPinterestWhatsApp ThienNhien.Net – Trong đó có một vật thể khiến mọi thiết bị điện đều ngưng hoạt động khi ở gần nó. Baltic Anomaly là tên gọi của một vật thể không rõ nguồn gốc được phát hiện ở biển Baltic. Mọi thiết bị điện đều ngưng hoạt động khi ở gần vật thể này. Macropinna hay còn gọi là cá mắt trống là loài cá sống dưới đại dương sâu thẳm. Chúng sở hữu chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục. Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Năm 1968, hoàng loạt các tàu ngầm thuộc sở hữu của 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Israel và Pháp đã mất tích bí ẩn không rõ nguyên nhân Mực bigfin hay còn gọi là “mực tay dài” được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi bờ biển Hawaii vào giữa những năm 2000. Chúng sở hữu những xúc tu lên tới 8m, gấp 15 – 20 lần kích thước cơ thể. Loài cá rồng sống ở độ sâu 600m tối tăm của đại dương. Chúng dài 16cm, da trơn, răng nhọn, trên cơ thể có một bộ phận phát sáng (photophore) để thu hút con mồi Trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương có một hồ nước đặc biệt với nhiệt độ lên tới hàng ngàn độ C, được tạo bởi lưu huỳnh nóng chảy. Tuy vậy, dưới đáy hồ nước này vẫn có những sinh vật có thể sống được, đó là những loài tôm cua đã phát triển lớp vỏ dày để chống chịu với điều kiện khắc nghiệt Mesonychoteuthis hamiltoni là một loài mực Nam Cực được cho là có trọng lượng lớn nhất thế giới Mực khổng lồ (còn được gọi bằng nhiều cái tên không chính thức như mực ma) có thể bao gồm tám loài, được công nhận là có chiều dài lên tới 13 mét hoặc 10 mét, thường sống ở vùng đại dương sâu ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Những lốc xoáy dưới đáy biển được hình thành một cách bí ẩn. Chúng có thể tách ra và di chuyển khắp nơi như một người vận chuyển cần cù. Các nhà khoa học Nhật Bản từng phát hiện ra một con cá một khổng lồ với chiều dài cơ thể lên tới hơn 30 feet (9m). Một số người nói đó là cá mập Thái Bình Dương đột biến, số khác thì cho rằng đó là một sinh vật cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Cá mập mào là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương. Có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m, cá mập mào thường sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới đáy biển, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Ấu trùng của loài rắn biển Leptocephalus Giganteus từng được phát hiện có chiều dài 1,8m. Các nhà khoa học ước tính, khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước lên tới 21m. Một rạn san hô có diện tích 100m2 ngoài khơi bờ biển của Na Uy là rạn san hô đầu tiên được phát hiện sinh trưởng trong vùng nước lạnh gần hai cực. Gonatus onyx là một loài mực trong họ Gonatidae. Đây là loài mực duy nhất giữ trứng bên mình nhiều tháng liền trước khi chúng nở. Vent Worm là loài sâu biển không có miệng cũng không có hệ thống tiêu hóa. Chúng hấp thụ chất dinh dưỡng bằng chiếc ống dài nằm ở phía trên. Loài ốc Battle được phát hiện ở Ấn Độ Dương có vỏ ngoài được tổng hợp từ chất sắt trong cơ thể. Quân đội Mỹ thậm chí còn tiến hành nghiên cứu cách thức loài ốc này tạo ra vỏ của chúng để áp dụng vào những bộ giáp chiến đấu. Các vi khuẩn sống trong bùn ở độ sâu hơn 300 mét ở đáy đại dương có tuổi thọ lên tới nhiều triệu năm. Trước khi chiếc máy bay Malaysia Airlines MH370 mất tích, máy bay của cô Amelia Earhart cũng “biến mất” trên Thái Bình Dương vào năm 1937. Hàng triệu đô la được đổ vào việc tìm tung tích của chiếc máy bay nhưng không thành công. Sứa biển ctenophore có những chiếc xúc tu dài để bắt những sinh vật phù du làm thức ăn. Vào năm 1997, một loạt các thiết bị ghi âm dưới nước của Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ghi nhận được một âm thanh bất thường trong lòng Thái Bình Dương. Âm thanh kỳ lạ này được các nhà khoa học đặt tên là “Bloop” (Nghĩa là vòng lặp vô hạn) thường chỉ kéo dài khoảng 1 phút với tần số vô cùng thấp nhưng âm lượng lại lớn đến nỗi một thiết bị thu âm đặt cách đó hơn 5,000 km cũng có thể bắt được. Cá Anglerfish được đặt tên theo mấu thịt đặc trưng của chúng, trong đó một mấu thịt phát triển từ đầu cá hoạt động như một mồi câu. Mực ma cà rồng là một sinh vật kỳ lạ có thể phát sáng thông qua các xúc tu. Màu sắc cơ thể chúng cũng thay đổi liên tục từ màu đen tới đỏ nhạt theo vị trí và điều kiện ánh sáng. Dưới đáy biển sâu hoàn toàn không có ánh sáng mặt trời nhưng một số vi khuẩn gần miệng núi lửa đã sử dụng những ánh sáng đỏ mờ phát ra ở đây để quang hợp và sản xuất thức ăn cho mình. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu cách thức hấp thụ ánh sáng đỏ của những vi khuẩn này. Oarfish là loài cá rồng khổng lồ có chiều dài cơ thể lên tới 11 mét. Bài liên quan: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị TỌA ĐÀM: Nhìn lại 2021 – Những chuyển hướng chiến lược Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng