ThienNhien.Net – Người dân thôn Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) đã nối đời giữ gìn rừng trâm bầu trên cát để bảo vệ ngôi làng nhỏ bé bên bờ biển. Người làng đã thủy chung với khu rừng gần 500 năm trước từ ngày lập làng.
Họ giữ rừng trâm bầu qua từng năm tháng rồi xuyên thế kỷ để chắn nạn cát bay, cát nhảy chiếm mất đất làng. Gần 500 năm lập làng là gần 500 năm người làng góp lúa nuôi đội giữ rừng của làng để bảo vệ khu rừng này.
Bát ngát xanh trong một góc rừng trâm bầu cổ bên bờ biển gầm gào sóng lớn.Không ai biết rừng trâm bầu bao nhiêu tuổi nhưng nó được giữ gìn đến gần 500 năm.
Để tồn tại trên cát trắng, rừng trâm bầu phải thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt.
Người làng lấy hạt trâm bầu làm thuốc chữa bệnh giun rất hiệu nghiệm.
Có những gốc trâm bầu đến ba người ôm.
Trong rừng trâm bầu là vương quốc của các loài chim như sáo, chào mào, cu gáy, ưng…và vô số loài bò sát lưỡng cư.
Hình thù đầy rêu phong của gốc trâm bầu. Các nhà khoa học Mỹ nói trâm bầu có chất Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung thư khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung thư.
Người dân ghi vào hương ước bảo vệ trâm bầu, không chặt phá mà chỉ lấy lá khô về đun nấu.
Gần 500 năm nay người làng góp lúa nuôi 11 thành viên giữ rừng trâm bầu. Hiện tại mỗi năm mỗi khẩu góp 3 kg lúa để giúp đội giữ rừng.
Dưới tán trâm bầu là quần thể sâm Mã Lai mà người làng gọi là cây bách bệnh có tác dụng chữa yếu sinh lý nam rất tốt.
Ngõ làng ra biển ken dày trâm bầu. Năm 2000, nhóm nghiên cứu của Đại học Toyama (Japan) cùng với GS. Trần kim Quy, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tìm ra 7 chất có cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan từ lá trâm bầu có tác dụng ức chế độc tính chủng tế bào ung thư 26L5.
Bên cạnh kháng ung thư, nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân lập và xác định được cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có tác dụng chống lại các tác nhân gây tổn thương cho các tế bào gan.
Nước từ lá cây trâm bầu uống vào có tác dụng lợi mật, lợi tiểu.
Các chuyên gia của tổ chức bảo tồn động vật và thực vật quốc gia nói khu rừng trâm bầu trên là độc nhất vô nhị về tính thuần chủng trên cát ven biển, cần bảo tồn nguyên trạng.
Tại các mùa khô kiệt, nước từ rú cát của rừng trâm bầu vẫn chảy mạnh ra đồng, làng không hề hết nước và dân các làng kế bên đều đến xin nước về dùng mỗi mùa hạn.
Thi thoảng trong khu rừng này mọc lên những cây thị to lớn, sần sùi, mùa quả chín thơm phức.
Mùa hè, người làng vẫn lấy rặng cây ủ mát cho những ngày nóng bức.
Những tàng cây đã che cho nhiều thế hệ lớn lên.
Trong tán của nó còn là nhà của nhiều loài chim.
Màu xanh của nó đủ làm mát lòng mùa hạn.
Lá khô của nó từng một thời được ủ để làm phân bón lúa.
Nay người dân ít dùng lá nên độ ẩm giữ nước trên cát được lâu, cây càng xanh tươi vào mùa hạ.
Một màu xanh lút mắt.