ThienNhien.Net – Để sản xuất vỏ hộp, vỏ chai, Dell sử dụng tre và nấm, Coca-cola sử dụng vỏ cây, vỏ hoa quả trong khi Carlsberg bảo hành vỏ chai của mình mãi mãi.
Vỏ hộp thường có quãng thời gian sử dụng ngắn là lí do mà các công ty phải xem xét việc sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất nhằm giảm thiểu lượng rác không thể tái chế thải ra môi trường. Cùng lúc đó, họ vẫn phải đảm bảo chất liệu tối ưu để đựng và bảo vệ sản phẩm của mình.
Hộp đựng bằng nhựa, với ưu điểm dễ thấy là nhẹ nhưng với những trường hợp có thể tái chế, những công ty chuyên làm nhiệm vụ này sẽ phải chật vật để tái sản xuất một số lượng cực lớn rác thải mà chất lượng giảm dần sau mỗi lần tái chế.
Một trong những đổi mới sáng tạo đang được áp dụng trong việc sản xuất vỏ hộp là sử dụng nhiều hơn những nguyên liệu từ chế phẩm sinh học như rơm, rạ, vỏ hoa quả và vỏ cây. Mục tiêu của công ty Dell là đến năm 2020, họ hoàn toàn không sử dụng vỏ hộp làm từ nhựa mà sẽ từ các vật liệu có thể tái chế hoặc sử dụng lại dễ dàng. Theo Oliver Campbell, giám đốc phụ trách đóng gói của Dell, công ty đã đi được 58% chặng đường trong việc thực hiện mục tiêu này.
Năm ngoái, Dell thêm thành phần rơm (từ lúa mì) trong nguyên liệu chế tạo vỏ hộp của mình. Trước đây, trong nguyên liệu vỏ hộp của Dell đã có tre, nấm. Trong 3 năm vừa qua, công ty này đã loại bỏ hơn 8.900 tấn nguyên liệu nhựa trong chuỗi cung ứng, tiết kiệm hơn 18 triệu USD.
Dell sử dụng phương pháp ảnh hưởng các bon (lượng khí thải ra trong sản xuất ra nguyên liệu) để lựa chọn sử dụng các chế phẩm nông nghiệp, nhưng với một sự cân nhắc sâu sắc hơn: họ so sánh vòng đời của nguyên liệu gốc và vòng đời của sản phẩm hoàn thiện với mục tiêu giảm tỉ lệ này ở mức thấp nhất có thể. (Ví dụ tuổi thọ của một vỏ hộp là 8 tuần trong khi một cây gỗ để sản xuất giấy phải trồng trong 15 năm. Như vậy, tỉ lệ này là 100:1)
Coca-Cola cũng đang nghiên cứu những chế phẩm tiềm năng như ngọn cây mềm, vỏ cây, vỏ hoa quả để chế tạo vỏ hộp. Hãng đồ uống này cam kết sẽ giảm 25% lượng carbon trong việc sản xuất vỏ chai đến năm 2020.
Theo giám đốc khu vực châu Âu phụ trách về cộng đồng và môi trường của Coca-Cola, Ulrike Sapiro, việc sử dụng các nguyên liệu tái tạo và tái chế là phương pháp chính để thực hiện mục tiêu này. “Chúng tôi có một chương trình nghiên cứu tập trung mở rộng việc sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ nông nghiệp. Chúng đôi đã dùng lại chế phẩm từ quá trình chế biến mía và có một đối tác đang kiểm nghiệm việc sử dụng chế phẩm từ lúa”- Ông nói.
Tại Coca-Cola, một dự án để nâng cấp việc sử dụng lõi ngô và vỏ đậu trong việc sản xuất chai nước giải khát đang nhận được sự hỗ trợ lớn khi công ty này được chỉ định như một đối tác trong một hiệp định sinh thái giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Vị giám đốc cho biết, trong vài năm tới, Coca-Cola có thể sản xuất vỏ chai từ 100% các nguyên liệu có thể tái chế hoàn toàn.
Trong thị trường đồ uống có cồn, tập đoàn Carlsberg thiết lập một cộng đồng cung ứng, bắt đầu với sáu nhà cung cấp của họ để loại bỏ phế phẩm từ quá trình đóng gói thông qua quá trình tái chế nâng cấp (upcycling), cụ thể là sử dụng phương pháp thiết kế “từ sinh ra đến tái sinh” (cradle-to-cradle, là một phương thức mô phỏng sinh học áp dụng trong thiết kế sản phẩm hay hệ thống. Nó mô phỏng nền công nghiệp của con người giống như một quá trình tự nhiên và các nguyên liệu như các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong một quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và an toàn. Cụ thể là, nó khuyến khích một nền kinh tế, xã hội toàn diện tạo ra một hệ thống không chỉ hiệu quả mà còn không có rác thải bằng cách sử dụng lại các sản phẩm).
Cái hay của phương pháp này, Simon Hoffmeyer Boas, quản lý cấp cao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho biết, bất kỳ nguyên liệu đóng gói nào đều có thể có thể tối ưu hóa từ góc độ “từ sinh ra đến tái sinh”: “Nguyên tắc đầu tiên của chúng tôi là tất cả các vỏ hộp đều có một vai trò tích cực trong chương trình đóng gói bền vững”.-
Calrsberg tập trung chủ yếu vào các vỏ hộp, vỏ chai có sẵn, bao gồm chai thủy tinh, vỏ lon, màng bọc nilon, chai PET cho bia tươi – đó là một khối lượng sản phẩm với ảnh hưởng thu lại cực lớn, Hoffmeyer Boas chỉ ra.
“Từ góc độ “từ sinh ra đến tái sinh”, rất quan trọng khi chú ý tới sản phẩm và nguyên liệu ở nơi chúng được sản xuất, thị trường chúng được bán ra và nơi nó được tái chế. Ví dụ, nhiều loại vỏ hộp có thể được tối ưu hóa tốt hơn ở những thị trường nhất định” – Ông nói thêm.
Carlsberg đặt ra một mục tiêu cụ thể cho cộng đồng của họ, đó là có tối thiểu ba sản phẩm được chứng nhận sử dụng phương pháp “từ sinh đến tái sinh” đến năm 2016 để tăng tỉ lệ hoàn lại chai thủy tinh mà nó sản xuất.
“Đích cuối cùng là chúng tôi loại bỏ việc bảo hành chai đựng trong một một lần sử dụng để chuyển sang bảo hành mãi mãi” – Hoffmeyer Boas nói.