ThienNhien.Net – – Từ lâu, các nhà khoa học đã có nhiều hoài nghi về sự tồn tại của nước, thứ quý giá trong cuộc sống trên Hành tinh Đỏ.
Tàu vũ trụ không người lái thăm dò trên Sao Hỏa đã gửi về Trái Đất hình ảnh của những hẻm núi bị đục thủng, những thung lũng, và những vùng châu thổ được tạo thành từ trầm tích, trong khi những thiết bị đổ bộ lên bề mặt Sao Hỏa đã phát hiện những tảng đá chứa các phân tử nước. Tất cả cho thấy Sao Hỏa từng là nơi tồn tại hàng trăm km sông, hồ. Đó là kết luận của nhóm nhà khoa học quốc tế công bố trên Tạp chí Khoa học địa chất Tự nhiên (Nature Geoscience) số ra ngày 13/4.
Sao Hỏa ngày nay quá lạnh và áp suất bầu khí quyển carbon dioxide quá thấp để nước có thể tồn tại. Các nhà khoa học đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Nếu cố gắng đổ nước lên bề mặt Sao Hỏa, nước sẽ đóng băng và bốc hơi. Vậy Sao Hỏa chứa nước khi nào? Và điều gì đã xảy ra với nước trên Sao Hỏa?
Được biết, các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ California, do nhà địa chất hành tinh Edwin Kite đứng đầu, đã tiến hành đo đạc 319 miệng núi lửa ở khu vực Aeolis Dorsa 3,6 tỷ năm tuổi. Nhóm nghiên cứu tính toán được rằng những miệng núi lửa này được hình thành khi Sao Hỏa có áp suất khí quyển lên tới 0,9 bar (đơn vị áp suất). Con số này lớn hơn gấp 150 lần áp suất hiện nay ở Sao Hỏa và tương đương với áp suất khí quyển của hành tinh chứa nhiều nước là Trái Đất.
Nghiên cứu cho thấy nếu Sao Hỏa không có bầu khí quyển ổn định với áp suất cao vào thời điểm có nhiều nước, khí hiệu ứng nhà kính CO2/H2O ấm và ẩm ướt sẽ bị loại trừ, và nhiệt độ trung bình trong thời gian dài sẽ ở dưới ngưỡng đóng băng.
Được biết, Sao Hỏa phải mất 120.000 năm để hoàn thành một vòng xoay quanh trục, một quá trình vận hành dẫn tới những thay đổi lớn về lượng ánh sáng Mặt Trời chạm tới các cực của hành tinh này. Khi nước tại các cực này bị đông lạnh thành những tảng băng, hoặc được làm ấm tới mức khiến bầu khí quyển mỏng trở lại và sẽ hình thành nên các dòng sông.