ThienNhien.Net – Ba năm qua, thế giới đã từng biết về một con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Hải hành của nó có chuyến đạt gần 9000 km, với tốc độ trung bình chỉ 5 knot (10 km/h), chi tiết về nguồn năng lượng cho con tàu ngày càng bộc lộ rõ…
Đó là tàu Turanor PlanetSolar, tên con tàu bắt nguồn từ tiểu thuyết của nhà văn JRR Tolkien. Nó mang cờ Thụy Sĩ, được Thụy Sĩ tài trợ sản xuất tại ở Kiel, Đức. Người ta đã chi 12,5 triệu euro để chế tạo tàu. Thân tàu được nghiên cứu kỹ, mô hình được thổi trong hầm gió nhằm tối ưu thiết kế kết hợp cả thủy động lực học và khí động học.
Tàu này không có cột buồm, dù là cột tượng trưng. Bề mặt rộng nhất phía trên người ta đặt các tấm panen pin mặt trời, để có thể tối ưu cho việc thu năng lượng.
Turanor có lượng dãn nước 85 tấn. Thủy thủ đoàn 5 đến 6 người. Nó dài 35 mét, rộng 23m, có thể chở 40 đến 60 hành khách.
Diện tích cơ bản của cả hệ thống pin là 500 mét vuông, nhưng khi chạy đường dài, nó được mở rộng cơ học để tăng diện tích đón nắng lên 516 mét vuông. Hệ thống pin có thể điều chỉnh góc nghiêng bằng cơ cấu thuỷ lực nhằm tăng khả năng thu nhận ánh nắng từ hướng măt trời.
Động lực của tàu là hai động cơ điện, 60kw, lắp trên mỗi thân một chiếc. Tốc độ tối đa của tàu này là 14 knot (25km/h).
Hiệu suất sinh điện đạt 22,6%. Các panen này có sức chịu được lực đè nặng khoảng 80kg/mét vuông, vì thế người có thể đi bên trên nhẹ nhàng.
Để dự phòng năng lượng điện trong những ngày thiếu nắng và đêm, tàu đặc biệt thiết kế hệ thống pin (ăc-quy) lithium-ion, khối lượng gần 9 tấn, được đặt dưới khoang không thấm nước, dưới đáy tàu.
PlanetSolar được coi là tàu có là “bộ ăc-quy di động dân dụng lớn nhất” thế giới. Để sạc ăc-quy của tàu từ lúc cạn điện, đến khi đầy phải mất đến 2 ngày, Nhưng nó sẽ giúp con tàu vận hành trong vòng 72 giờ khi không có nắng.
Thuyền trưởng Gérard d’Aboville bộc lộ, hành trình của tàu rất khác, nó không chạy cắt phương vị, cũng không lợi dụng hải lưu, mà chạy kiểu tránh mây. Vì thế nó không đến các cảng theo cách tính thời gian-tốc độ tỷ lệ thuận.
Như thế việc dự báo thời tiết với tàu rất quan trọng. Tránh bão, tránh mây che nắng, không lợi dụng được gió nhiều, nên “hải trình không giống ai”.
Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu giám sát các hiện tượng đại dương như xoáy nước, dòng hải lưu, nhiệt độ nước… “Từ khi chúng tôi rời Boston, nhiệt độ gần mặt nước đã tăng từ 10độ C phía bắc tăng lên 29 độ C phía nam của nó (chỉ trong khoảng cách 300 km). Đồng thời, màu sắc của nước chuyển từ màu xanh.” Gérard d’Aboville nói.
Turanor bắt đầu hành trình ngày 27/9/2010, từ Monaco, đi vòng quanh thế giới. Các điểm dừng có ý nghĩa là Miami, Brisbane, Singapore, Hồng Kông, Abu Dhabi và Cancun. Tại đây, nó có mặt khi khai mạc Hội nghị khí hậu thế giới Cancun (quần đảo Galapagos thuộc Thái Bình Dương).Trong chuyến hải hành dài 8.000km theo dòng chảy của hải lưu Gulf Stream trên biển Đại Tây Dương mới đây tàu đã cập cảng ở Hạ Manhattan Mỹ.
Tầu sẽ di chuyển đến hết tháng 8/2013, cùng với các điểm dừng theo kế hoạch là Boston, Newfoundland, Iceland và NaUy.
Vào tháng 5/2012 con tàu này lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Đó là một hành trình dài với 584 ngày, trải qua hơn 60.000 km.
Turanor đã dừng lại ở 29 quốc gia và hơn 50 thành phố trong hành trình.
Cảng Nha Trang ở Việt Nam đã có dịp đón Turanor vào tháng 8/2011, trong một chuyến hải hành qua Đông nam Á.