Kỳ cuối: Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – khu kinh tế vẫn là bài toán nan giải
ThienNhien.Net – Sau 20 năm phát triển, các KCN, KCX, KKT là minh chứng sắc nét trong việc tạo dựng một nền tảng vững chắc để thục hiện thành công công cuộc CNH-HĐH, hướng vào mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các KCN, KCX, KKT cũng bộc lộ những “lỗ hổng” như vấn đề quy hoạch chưa tốt, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, ô nhiễm môi trường và các vấn đề an sinh xã hội cho người lao động. Để phát triển một cách bền vững, thời gian tới cần giải quyết tốt những vấn đề trên. Báo LĐ&XH các số báo 82 (ngày 9/7), số 83 ngày (11/7), số 84 (14/7) đã phản ánh về những “lỗ hổng” ở các KCN và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Để làm rõ các “lỗ hổng” cần lấp ngay của các KCN, PV Báo LĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT (Bộ KH&ĐT).
* Thưa Vụ trưởng, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX đã để lại những đấu ấn gì trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?
Ông Vũ Đại Thắng: Có thể nói, KCN, KCX được hình thành trong hoàn cảnh nước ta đang bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mói, mở cửa nền kinh tế. Cho đến nay, đã hơn 20 năm, thành tựu của các KCN, KCX đã được minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Từ KCX Tân Thuận được thành lập đầu tiên vào năm 1991, đến nay đã có 267 KCN-KCX được thành lập trên cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 40% tổng vốn FDI, trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% giá trị xuất khẩu và thu hút giải quyết việc làm trên 1,6 triệu lao động.
Các KCN, KCX đã góp phần hình thành các khu vực phát triển công nghiệp-đô thị hiện đại, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương, tạo việc làm và xây dựng đội ngũ tri thức, công nhân lao động có tay nghề cao, cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống của người dân… Những thành tựu này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong phát triển KCN, KCX.
* Thực tế cho thấy, diện tích đất trống, chưa được cấp ở các KCN, KCX, KKT là không nhỏ, để sử dụng hiệu quả, xin Vụ trưởng cho biết định hướng phát triển KCN, KCX, KKT trong thời gian tới ra sao?
Ông Vũ Đại Thắng: Bên cạnh những đóng góp, trong quá trình phát triển cũng phải thừa nhận rằng KCN, KCX, KKT cũng vấp phải không ít khó khăn như: Cliất lượng quy hoạch, chất lượng đầu tư, hiệu quả sử dụng đất, huy động nguồn lực đầu tư phát triển, ô nhiễm môi trường, việc làm người lao động… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhung về mặt quản lý nhà nước nảy sinh hai vấn đề. Thứ nhất, cơ chế chính sách KCN, KCX, KKT tuy đã tương đối hoàn thiện nhưng còn nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ, sự phân công giữa các cơ quan quản lý chưa rõ ràng, chưa gắn cơ chế kiểm tra, giám sát, chế tài khuvến khích và xử phạt thực sự chặt chẽ. Thứ hai, KCN, KCX, KKT còn bất cập về đội ngũ cán bộ tổ chức bộ máy, một số địa phượng có tư tưởng trông chờ nguồn lực Trung ương, chưa có tầm nhìn mang tính dài hạn.
Để khắc phục tình trạng trên, trong giai đoạn tới, KCN, KCX, KKT cần thực hiện đồng bộ, tích cực một số giải pháp, tình huống như: Nâng cao chất lượng xây dựng các KCN, KCX, KKT theo quy hoạch, có sự phân kỳ hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Vụ tham mưu cho Bộ tổ chức rà soát đánh giá toàn diện tình hình quy hoạch KCN, KCX, KKT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều chỉnh kịp thời, xử lý dứt điểm các dự án “treo” chậm triển khai, chấp hành nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, không sử dụng đất ruộng vào quy hoạch các KCN, KCX, KKT. Nếu đất nông nghiệp là dự án “treo” chưa sử dụng sẽ tiến hành trao trả lại cho người dân phần diện tích để sản xuất.
Tập trung thu hút các ngành có công nghệ cao tiên tiến thân thiện với môi trường, tăng cường liên kết các KCN, KKT vào phát triển kinh tế vùng… Đặc biệt, hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển KCN, KCX, KKT theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cơ chế phân công, phối hợp với các các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
* Những năm qua, nước ta chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư. Và cũng vì thế ảnh hưởng lớn đến giải quyết việc làm cho người lao động. Vụ trưởng nghĩ sao về điều này?
Theo khảo sát của Phòng Thưowng mại và Công nghiệp Vỉệt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, qần đây, vùnq ĐBSCL có 20 KCN với tổng điện tích 3.64 5ha nhưng mới chỉ cho thuê được hơn 810 ha, đạt tỷ lệ hơn 22%. Ngoài ra, các tỉnh, thành ĐBSCL còn có 177 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 15.457ha. Trong số 177 CCN này, mới có 15 cụm được các doanh nghiệp thuê 700 ha đất, đạt tỉ lệ 4,5%. |
Ông Vũ Đại Thắng: Quán triệt chủ trương phát triển các KCN như là một giải pháp quan trọng trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng góp phần giải quyết việc làm cho nguời lao động. Đến cuối tháng 11/2011, các KCN cả nuớc thu hút được khoảng 4.500 dự án đầu tư trong nước (FDI) với số vốn đăng ký trên 360 tỷ đồng và trên 4.000 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký gần 60 tỷ USD. Con số trên không hề nhỏ nhưng nếu so sánh nấc thang sự phát triển, chúng tôi thừa nhận, do khủng hoảng chung của kinh tế thế giới, do đó nguồn vốn FDI có giảm đi đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn là vậy, nhưng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN vẫn không ngừng tăng, doanh thu của các doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đạt 38-40 tỷ USD, đóng góp 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làn cho trên 1,6 triệu lao động trực tiếp. Đặc biệt, nhiều chính sách ưu đãi đã triển khai cho đối tượng là lao động nghèẽo.
* Thưa Vụ trưởng, những năm gần đây, người dân sinh sống cạnh các KCN, KCX rất bức xúc về sự ô nhiễm nặng ở các khu vục này. Vậy thực tế này ông nhìn nhận thế nào?
Ông Vũ Đại Thắng: Các KCN, KCX, KKT là hạt nhân của sự phát triển kinh tế-xã hội. Thực tế, các KCN, KKT, KCX đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có lĩnh vực môi trường. Các KCN là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu không quan tâm sát sao đến vấn đề môi trường thì chính các KCN, KKT KCX gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đời sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Về các KCN, có khoảng 43% số KCN đang vận hành đã đầu tư vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải tập trung và khoảng 13% đang xây dựng công trình xử lý nước thải. Nhiều vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường như xả thải chất độc hại ra môi trường vượt quá quy chuẩn, nhà máy xử lý chất thải rắn chưa tốt, chưa giám sát, đầu tư thỏa đáng cho xử lý môi trường… khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng.
Nhằm bảo vệ môi trường một cách hiệu quả ở các KCN, KKT, KCX, Bộ TN&MT đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc bảo vệ môi trường đối với từng giai đoạn phát triển. Để các KCN, KCX, KKT bớt ô nhiễm, thời gian tới, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ KH&ĐT sẽ nỗ lực hết mình phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, tùy mức độ có thể xử phạt hoặc tước giấy phép kinh doanh.