ThienNhien.Net – Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mở đầu cho hơn 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội. Có 21 câu hỏi kiến nghị đã gửi tới tư lệnh ngành này.
Phần trả lời của ông Phát diễn ra sau 2 phần báo cáo. Thứ nhất là báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri ở kỳ họp trước do Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày. Thứ hai là kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân báo cáo.
Bộ trưởng Cao Đức Phát tập trung vào 3 nhóm vấn đề gồm: biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; và công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn thì phải dựa vào nông nghiệp. Tuy thế, ngành nông nghiệp vẫn còn có những hạn chế, tiêu cực như còn nạn hàng giả, buôn bán lừa đảo trên thị trường. Việc xây dựng nông thôn mới cũng bộc lộ những mặt hạn chế bên cạnh những mặt đã làm được.
Chất lượng nông sản còn hạn chế
Mở đầu phiên chất vấn bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm đề nghị Bộ trưởng đề ra giải pháp khi nông sản (mà cụ thể là ngành chăn nuôi) hiện nay đang bị cạnh tranh gay gắt, sản phẩm khó tiêu thụ khiến cho nông dân chịu nhiều thiệt thòi.
Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận mặc dù kim ngạnh xuất khẩu tăng, nhưng nhiều nông sản vẫn ở mức chưa cao như lúa gạo chất lượng trung bình khá, café, hay chè đều chưa đạt chất lượng cao. Chính vì thế nhiệm vụ nâng cao chất lượng nông sản là mục tiêu đề ra trong đề án tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp.
Về giải pháp khắc phục thực trạng này, Bộ trưởng cho biết sẽ đầu tư nghiên cứu phát triển kỹ thuật và phát triển cơ sở hạ tầng.
Về quản lý thuốc, bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc giá, thuốc kém chất lượng. Bộ trưởng nhận định đây là vấn đề bức xúc đối với ngành nông nghiệp, và thời gian vừa qua Bộ đã phối hợp với các bộ ngành để xây dựng hành lang pháp lý. Như thuốc bảo vệ thực vật, Quốc hội đã có pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Tham mưu để chính phủ ban hành 7 nghị định, 3 thông tư để ban hành pháp lệnh, tiến tới nâng lên thành luật. Trên cơ sở hành lang pháp lý còn tiến hành nâng lên thành luật.
“Bộ trưởng còn hiền quá”
Mới buộc thôi việc 7 kiểm lâm: Trước nạn phá rừng xảy ra hết sức nghiêm trọng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đã buộc thôi việc 7 người và điều chuyển 815 người. |
Chưa hài lòng với các giải pháp đột phá để phát triển ngành Nông nghiệp của Bộ trưởng Cao Đức Phát, ĐB Trần Hoàng Ngân cho rằng “Bộ trưởng còn hiền quá”, ông đề nghị và hi vọng Bộ trưởng cần mạnh mẽ hơn nữa. Lấy ví dụ từ những khó khăn của ngành xây dựng, bất động sản, đại biểu Ngân cho rằng ngành này đã liên tục tổ chức các hội thảo, thảo luận và đề nghị Quốc hội, Chính phủ vào cuộc để đưa ngành thoát ra khỏi khủng hoảng trong khi đó ngành Nông nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng giải pháp tháo gỡ lại chưa đủ mạnh mẽ.
Trước đó, trả lời câu hỏi của đại biểu Ngân về giải pháp đột phá giúp cho ngành Nông nghiệp phát triển bền vững, giúp cho người nông dân tăng thu nhập, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ngành đang thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương của CP về tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Xây dựng đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cáo giá trị gia tăng cho nông sản.
Về trước mắt khi “lúa chín đầy đồng khắp từ Nam tới Bắc”, Bộ đã cấp tốc mua 1 triệu tấn gạo để tạm trữ. Bên cạnh đó thúc đẩy các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, giữ giá cho bà con”. Bộ trưởng Phát nói.
Về lâu dài, Bộ nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp thiết bị, nhằm tăng năng suất, giảm giá thành đầu tư. Bộ và các cơ quan hữu quan tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, giúp cho nông dân sản xuất ổn định…
“Ngành Nông nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước mạnh mẽ hơn cho khu vực Nông nghiệp nông thôn”, Tư lệnh ngành Nông nghiệp nhấn mạnh.
Nền nông nghiệp lệ thuộc?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá các câu hỏi của phần chất vấn trước giờ giải lao là tốt, tuy nhiên đề nghị Bộ trưởng Cao Đức Phát phải trả lời “Khí thế hơn nữa”. |
Trong phần chất vấn của mình, Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) cho biết hiện tại có dư luận cho rằng con giống, thức ăn gia súc gia cầm, vacxin phòng chống bệnh dịch phần lớn phải nhập. Vậy, Bộ trưởng cho biết chất lượng con giống, cây giống cụ thể ra sao? Liệu nền nông nghiệp của nước ta có nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài hay không, khi phải nhập khẩu quá nhiều như vậy?
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, hiện ngành vẫn chủ động đầu vào, “về các loại giống cây trồng vật nuôi về cơ bản chúng ta sản xuất ở trong nước”.
Bộ trưởng khẳng định, thông tin nói 60-70% con giống, cây giống được sản xuất ở nước ngoài là thông tin không chính xác.
Như về giống lúa, hầu hết do chúng ta tự sản xuất lấy, do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo, chọn giống khi tiếp nhận nguồn gen từ Viện Lúa quốc tế và chọn lọc và nhân ra phổ biến cho nhân dân.
Tuy nhiên, ở miền Bắc có trồng lúa lai (có nhập khẩu 70% giống lúa lai của Trung Quốc). Trong đó các nhà Khoa học trong nước vẫn chọn tạo ra các giống lúa lai, tuy nhiên các giống lúa lai của chúng ta sản xuất ra vẫn chưa có chất lượng bằng các nước bạn, nên tiếp tục phải nhập khẩu. Còn các giống cao su, cà phê,… chúng ta vẫn tự lai, chọn.
Về các giống cây trồng, con vật nuôi khác, Bộ trưởng Phát cho rằng chất lượng, cũng tùy từng cây từng loại, có loại tốt, nhưng cũng có loại còn thua kém. Như giống café của chúng ta năng suất hàng đầu thế giới, tuy nhiên café vẫn thua kém các nước khác. Đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Do không có nguồn kali nên hầu hết nhập phân kali. Chúng ta có mỏ về phốt pho nên . Chúng ta có nhà máy phân đạm… Nên tự chủ được 2/3 về phân đạm, Bộ trưởng Phát cho biết.
Về thuốc bảo vệ thực vật, chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu và đóng gói ở trong nước. Vacxin, cúm gia cầm, dịch tai xanh vẫn phải nhập khẩu.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, có tính toán chúng ta nhập khẩu 33%, để chế biến thức ăn công nghiệp trong nước. Về thức ăn chăn nuôi, ngô, đỗ tương, khoai lang, sẵn… chúng ta nhập khẩu các nguyên liệu này để chế biến thức ăn công nghiệp.