Hố Quáng Phìn – đá và nước

ThienNhien.Net – Từ bao đời, đến hôm nay, cuộc sống của những người dân ở Hố Quáng Phìn – một trong những xã khó khăn nhất của huyện Đồng Văn, Hà Giang – vẫn là cuộc vật lộn với đá và nước cho sự sinh tồn.

Ở Hố Quáng Phìn, không chỉ là dọn đá, lấy khoảng đất mà còn cõng đất phủ lên đá để trồng ngô. Đất ấy, mùa mưa lại bị dòng lũ cuốn đi, đến mùa sau lại… cõng.

Nước mùa lũ phá hủy mọi thứ, mưa dứt, nước lại “chui vào đá”, khát ngay sau lũ. Đá và nước ở đây như hai phần âm, dương của tạo hóa, đồng lòng làm khó con người. Để có nước, người ta nghĩ ra mọi cách, từ hứng nước mưa trên mái nhà bằng tấm lợp xi măng, dẫu biết rằng không có lợi cho sức khỏe, đến việc trữ nước trong các hố đất, hốc đá…

Những gầu nước dẫu đen ngòm vẫn là rất quý, để sống, cũng như bát mèn mén từ ngô đá, khó nuốt nhưng chắc bụng. Và, dù tận cùng cơ cực, những con người sống trên xứ sở nghiệt ngã của đá và nước vẫn luôn biết ơn mảnh đất đã cưu mang, nuôi sống họ.

Những bước chân không mỏi gùi đất phủ lên đá trồng ngô
Những bước chân không mỏi gùi đất phủ lên đá trồng ngô
040513_PSA_danuoc2
Lấy nước đọng trong những hố đá
040513_PSA_danuoc3
Bao nhiêu đời người Mông dọn đá để có một nương ngô đẹp
Hốc đá chỉ bằng cái bát cũng đủ để đưa đất vào cho cây ngô mọc
Hốc đá chỉ bằng cái bát cũng đủ để đưa đất vào cho cây ngô mọc
040513_PSA_danuoc4
Nước trữ từ mùa mưa trong những hố đất, đã chuyển màu đen, đầy rêu bèo
040513_PSA_danuoc5
Mái nhà bằng tấm lợp xi măng vẫn là “mó nước” cho đa số gia đình ở Hố Quáng Phìn