ThienNhien.Net – Theo Thông tư số 04/2012/TT – BXD về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vậy liệu xây dựng do Bộ Xây dựng vừa ban hành, có 10 loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng được phép xuất khẩu và 8 loại không được phép xuất khẩu.
Danh mục 10 loại được phép xuất khẩu gồm: cát (cát trắng, cát vàng, cát nghiền, cát nhiễm mặn); đá vôi; đá ốp lát; đá hạt; đá phiến lợp, đá phiến cháy; đá xây dựng; đolomi; thạch anh; cao lanh; cao lanh Pyrophyllite.
8 loại khoáng sản khác không được phép xuất khẩu gồm: đá vôi, phụ gia nằm trong quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; đá xây dựng thuộc các mỏ tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; đá khối; cát nhiễm mặn; cát xây dựng (cát tự nhiên); cuội, sỏi, các loại; felspat (trường thạch); các loại đất sét, đất đồi.
Điều kiện xuất khẩu 10 loại khoáng sản là phải được khai thác từ các mỏ có giấy phép hợp lệ; khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại có chứng từ hợp lệ mua và đấu giá; khoáng sản tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu theo quy định pháp luật.
Các doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải lập báo cáo về tình hình xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng gửi UBND cấp tỉnh trước ngày 15/1 hàng năm.
Thông tư có hiệu lực từ 6/11/2012, thay thế Thông tư số 18/2009/TT – BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xuất khẩu khoang sản làm vật liệu xây dựng.