Oxfarm tuyển cán bộ tư vấn

Oxfarm tuyển cán bộ tư vấn cho dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản có chất lượng của trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái và trẻ em dân tộc thiểu số)”

Hạn nộp hồ sơ: 17h ngày 17/9/2012

Thông tin chi tiết như sau:

1. Giới thiệu chung

Oxfam là một liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức cùng phối hợp hoạt động tại 92 quốc gia và cùng làm việc với các đối tác và liên minh khác trên khắp thế giới để tìm giải pháp bền vững cho nghèo đói và bất công. Tên gọi “Oxfam” xuất phát từ Oxford Committee for Famine Relief – Ủy ban Cứu trợ Nạn đói của Oxford, được thành lập tại Anh vào năm 1942. Oxfam làm việc trực tiếp với cộng đồng và cùng vận động để đem lại sự thay đổi nhằm đảm bảo rằng người nghèo có thể cải thiện cuộc sống và sinh kế của họ, và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến họ.

Tại Việt Nam, Oxfam là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu rủi ro với hiểm họa và thảm họa, phát triển xã hội dân sự, dân tộc thiểu số và nâng cao vị thế của phụ nữ. Oxfam có lịch sử hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Oxfam tiến hành cứu trợ nhân đạo lần đầu tiên vào năm 1955 và tiếp tục hoạt động này trong thập kỷ 70. Trong các năm 80, Oxfam bắt đầu triển khai một số hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo. Hầu hết các tổ chức thành viên của Oxfam thiết lập văn phòng đại diện chính thức vào những năm đầu của thập kỷ 90, và từ đó cùng với các tổ chức quốc tế khác, đã góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển của Việt Nam.

Nằm trong khuôn khổ dự án toàn cầu “Quyền và Tiếng nói của chúng em” (My Rights My Voice), với sự tham gia của 8 quốc gia thành viên, RVNA99 “Tăng cường trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam” được triển khai đồng thời tại ba tỉnh Lào Cai, Đăk Nông và Ninh Thuận.

Mục tiêu của dự án là Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản có chất lượng của trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái và trẻ em dân tộc thiểu số). Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ tập trung vào trẻ em như một tác nhân thay đổi chính trong trường học và cộng đồng bằng cách trang bị cho các em kiến thức và công cụ nhằm giúp các em hiểu được các quyền của mình đồng thời có thể trao đổi các nhu cầu, nguyện vọng của mình với giáo viên, các cấp quản lý và các nhà hoạch định chính sách một cách tích cực. PHHS sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đối với tiếng nói của con em mình nhằm đảm bảo các giáo viên và nhà quản lý giáo dục tăng cường cam kết và trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cho trẻ em. Vì vậy, một số hoạt động của dự án được thiết kế nhằm nâng cao nhận thức của các thành viên hội PHHS về Quyền trẻ em (QTE), quyền của trẻ em gái trong trường học, đồng thời tăng cường năng lực của họ về lập kế hoạch, lập ngân sách, giám sát và đánh giá các hoạt động nhà trường có sự tham gia. Bên cạnh đó, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục sẽ được hỗ trợ để nâng cao năng lực về quản trị nhà trường hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về QTE, quyền của trẻ em gái trong trường học. Dự án cũng tạo ra nhiều cơ hội để tăng cường sự giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa học sinh, PHHS và giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và các nhà hoạch định chính sách thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Hội Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ đóng một vai trò quan trong trọng việc tạo ra môi trường thuận lợi để giúp học sinh và PHHS tham gia vào quản trị nhà trường. Đồng thời, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam cũng là những đối tác chiến lược của dự án thông qua việc phối hợp nghiên cứu và vận động chính sách về giáo dục cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho học sinh và PHHS để thúc đẩy việc thực hiền QTE trong trường học.

Các hoạt động của dự án được thiết kế theo 5 mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực của trẻ để các em hiểu rõ về các quyền của mình, có đủ tự tin và năng lực để xác định và trao đổi các nhu cầu và mối quan tâm của mình với giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và nhà hoạch định chính sách một cách tự tin và mang tính xây dựng;

Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực cho hội PHHS trong việc yêu cầu giáo viên và các nhà quản lý giáo dục có trách nhiệm cung cấp dịch vụ công về giáo dục có chất lượng cho trẻ em;

Mục tiêu 3: Tăng cường cam kết và nâng cao năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện trách nhiệm giải trình xã hội trong việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục cho trẻ em

Mục tiêu 4: Tăng cường cơ chế giải trình hiệu quả giữa bên thụ hưởng quyền và bên quản lý công (Sở GD&ĐT, Phòng giáo dục, Sở tài chính, Phòng tài chính, Sở nội vụ, Phòng nội vụ, Hội đồng nhân dân v.v…), cũng như giữa các bên thực hiện nhiệm vụ công với nhau (giáo viên, các nhà quản lý giáo dục cấp sở, phòng và trường, và các cán bộ phòng tài chính cấp huyện/tỉnh, phòng nội vụ cấp huyện/tỉnh; cơ quan dân cử v.v…)

Mục tiêu 5: Một số chính sách, chương trình, hoặc kế hoạch giáo dục được đưa ra có tính đến các phát hiện/khuyến nghị từ các nghiên cứu, từ kết quả của quá trình vận động chính sách.

Nhằm đạt được Mục tiêu 3 của dự án, Oxfam cùng BQLDA RVNA99, hợp phần Đăk Nông dự kiến tổ chức khóa tập huấn cho nhóm cán bộ và giáo viên các trường dự án về Lập kế hoạch, lên ngân sách, kiểm tra giám sát hoạt động trường học có sự tham gia (tập huấn tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông).

2. Mục tiêu của hoạt động tập huấn

• Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong việc lập kế hoạch, quản lý ngân sách, kiểm tra giám sát và đánh giá các hoạt động trong trường học có sự tham gia, phát huy tối đa việc thực hiện quyền trẻ em, nhất là đối với trẻ em gái và trẻ em người dân tộc thiểu số cụ thể là xúc tiến một khóa tập huấn về:

– Lập kế hoạch trường học có sự tham gia (cả ở việc quản lý trường và quản lý chuyên môn)

– Lên kế hoạch và quản lý ngân sách trường học có sự tham gia

– Kỹ năng giám sát,đánh giá và tổng kết các bài học hay từ việc thực hiên các hoạt động có sự tham gia trong trường học.

• Tư vấn hỗ trợ các trường thực hiện hoạt động sau tập huấn.

3. Đối tượng tập huấn:

– Cán bộ quản lý 6 trường dự án (Hiệu trưởng và/hoặc Hiệu phó các trường cấp 1 và 2).

– Các giáo viên (Khối trưởng, tổ trưởng bộ môn, Cán bộ phụ trách Đoàn, Đội).

(Nhóm học viên chia làm 2 lớp, mỗi lớp khoảng 30 người)

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành tìm tư vấn để thực hiện tập huấn về Lập kế hoạch, lên ngân sách, kiểm tra giám sát hoạt động trường học có sự tham gia tại tỉnh Đăk Nông.

4. Trách nhiệm của tư vấn

– Thiết kế nội dung các khóa tập huấn trong 2 ngày cho nhóm đối tượng nêu trên và hướng dẫn học viên lập kế hoạch thực hành các nội dung tập huấn sau khi về lại trường.

– Đảm bảo huy động sự tham gia của các học viên trong các hoạt động tập huấn;

– Xây dựng bộ tài liệu để học viên có thể tham khảo và viết báo cáo sau khi kết thúc đợt tập huấn;

– Thực hiện các trách nhiệm có liên quan khác theo thỏa thuận với Oxfam.

5. Yêu cầu đối với tư vấn

– Có kinh nghiệm trong việc tập huấn và công tác tư vấn về lập kế hoạch có sự tham gia cho các nhóm đối tượng khác nhau;

– Có kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức lấy người học làm trung tâm và các phương pháp tập huấn cho người học là người lớn – Adult Learners

– Có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quyền trẻ em và bình đẳng giới

– Có kinh nghiệm thực tế trong việc tư vấn về các hoạt động nâng cao chất lượng trường học có sự tham gia đặc biệt là cho các trường tiểu học và trung học cơ sở tại miền núi;

– Kỹ năng thúc đẩy/ điều hành, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt;

– Kinh nghiệm và hiểu biết về giáo dục Tiểu học/Trung học cơ sở ở Việt Nam sẽ là một lợi thế, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi;

– Có kiến thức và kinh nghiệm trong phương pháp huy động sự tham gia, kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng cao năng lực và/hoặc làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số là một lợi thế.

6. Kết quả mong đợi

– Hoàn tất một cách có chất lượng các khóa tập huấn về Lập kế hoạch, lên ngân sách, kiểm tra giám sát hoạt động trường học có sự tham gia cho các nhóm đối tượng gắn với mục tiêu đã nêu;

– Hoạt động tư vấn hỗ trợ các trường sau tập huấn (lịch tư vấn cụ thể)

– Báo cáo kết quả tập huấn (báo cáo đầy đủ bằng tiếng Việt và 3 trang báo cáo tóm tắt bằng tiếng Anh);

7. Thời gian và địa điểm thực hiện

Hoạt động dự kiến trong cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2012. Lịch làm việc trực tiếp sẽ được thảo luận và ấn định giữa tư vấn với BQLDA tỉnh Đăk Nông và cán bộ của Oxfam.

8. Phí tư vấn

Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm làm việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với văn phòng Oxfam tại Việt Nam cũng như BQLDA RVNA99, hợp phần Đăk Nông. Chi phí đi lại, ăn, nghỉ sẽ được chi trả bởi BQLDA RVNA99, hợp phần Đăk Nông theo các quy định và định mức của Oxfam đã thống nhất với cơ quan đối tác.

9. Hồ sơ tư vấn

Đề nghị (các) nhà tư vấn quan tâm vui lòng gửi hồ sơ đề xuất tư vấn bằng tiếng Việt cho Chương trình Quản trị giáo dục Oxfam, bao gồm:

o Đề xuất kỹ thuật (trong đó bao gồm bản kế hoạch/ quy trình làm việc…);

o Đề xuất về tài chính/phí tư vấn (nêu rõ số ngày tư vấn và phí tư vấn);

o Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.

HẠN NỘP HỒ SƠ:

17:00 giờ ngày 17/09/2012. Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được liên hệ phỏng vấn.

Địa chỉ liên hệ:

Phan Vũ Hùng

Cán bộ Chương trình Quản trị Giáo dục

Oxfam, 22 Lê Đại Hành, Hà Nội

ĐT: 04 39454362 (số máy lẻ 143)

Email: pvhung@oxfam.org.uk

Địa chỉ gửi hồ sơ tư vấn: Đề nghị gửi hồ sơ đồng thời vào hai địa chỉ email sau:

1. Phan Vũ Hùng

Cán bộ Chương trình Quản trị Giáo dục

Oxfam, 22 Lê Đại Hành, Hà Nội

ĐT: 04 39454362 (số máy lẻ 143)

Email: pvhung@oxfam.org.uk

2. Phan Sỹ Thống – Thư ký dự án, BQLDA RVNA99 – Hợp phần Đăk Nông, chuyên viên phòng GDTH,

Sở GD&ĐT Đăk Nông

ĐT: 0501 3545629

Email:phanthong.phonggdth.sodaknong@gmail.com