Dự án phát triển doanh nghiệp vừa vả nhỏ tỉnh Sóc Trăng tuyển Tư vấn
Hạn cuối nộp hồ sơ: 10/9/2012
Thông tin chi tiết như sau:
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH SÓC TRĂNG
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Cho các vị trí TƯ VẤN:
1. Xây dựng kế hoạch Thông tin – Giáo dục – Truyền thông (IEC)
2. Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) và xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động.
3. Tư vấn thu thập cơ sở dữ liệu để làm cơ sở đánh giá giám sát.
4. Phân tích chuỗi giá trị hành tím và gạo ST5 thông qua nâng cao năng lực cho cán bộ có liên quan.
Phần I. Giới thiệu dự án và các hoạt động
I. Giới thiệu chung về Dự án
I.1. Thông tin chung
– Tên dự án: Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh (DNNVV) Sóc Trăng.
– Thời gian thực hiện dự án: 2012-2016
– Tổ chức hỗ trợ: Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA)
– Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch & Đầu tư Sóc Trăng
I.2. Mục tiêu của dự án:
I.2.1 Mục tiêu tổng thể:
Để đóng góp vào kế hoạch và mục tiêu chung của tỉnh, dự án phát triển DNNVV sẽ đóng góp vào việc “mở rộng các cơ hội phát triển kinh tế cho người nghèo (bao gồm cả người dân tộc) trong tỉnh Sóc Trăng”.
I.2.2 Mục tiêu trung gian:
– Cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNNVV dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại địa phương
– Các cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ được xây dựng và nâng cấp tại các xã để hỗ trợ cho việc phát triển DNNVV.
– Năng lực của cán bộ nhà nước các cấp trong việc hỗ trợ phát triển các DNNVV được nâng cao.
I.3 Đối tượng hỗ trợ của dự án:
– Các DNNVV theo nghị định 56 của Chính phủ.
– Các hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
– Các hợp tác xã, nhóm sở thích, tổ hợp tác.
– Làng nghề
I.4 Các nhóm giải pháp sẽ được thực hiện
Nhóm giải pháp 1: Việc tiếp cận các dịch vụ kinh doanh được cải thiện.
Nhóm giải pháp 2: Tăng cường hỗ trợ thay đổi công nghệ mới cho DNNVV (trong việc sản xuất sản phẩm có chất lượng thông qua nhãn hiệu)
Nhóm giải pháp 3: Năng lực quản lý của các DN và kỹ năng sản xuất của người lao động được cải thiện.
Nhóm giải pháp 4: Tổ chức liên kết doanh nghiệp với sự hỗ trợ của nhà nước.
Nhóm giải pháp 5: Nâng cao năng lực cho cán bộ xã và cộng đồng trong việc thực hiện tiến trình xây dựng, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ phát triển DNNVV.
Nhóm giải pháp 6: Việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển DNNVV được cải thiện dựa trên xem xét nhu cầu của cộng đồng.
Nhóm giải pháp 7: Các kỹ năng về giám sát và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Hội đồng nhân dân (HĐND) được nâng cao.
Nhóm giải pháp 8: Các kỹ năng của cán bộ/cơ quan hỗ trợ lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV được nâng cao.
Nhóm giải pháp 9: Kỹ năng về lập kế hoạch, quản lý và điều phối thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV của tỉnh được nâng cao.
II. MỤC TIÊU CÔNG TÁC TƯ VẤN:
II.1 Tư vấn đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch Thông tin- Giáo dục- Truyền thông (IEC):
Đánh giá nhu cầu thông tin – giáo dục – truyền thông cho các đối tác (là cán bộ các ban ngành có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV từ cấp tỉnh, huyện và xã) và đối tượng hưởng lợi trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV của tỉnh Sóc Trăng và xây dựng kế hoạch IEC để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV cho tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 – 2016.
– Khảo sát về hiện trạng tiếp cận thông tin của các đối tượng hưởng lợi (về các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nguồn tài chính tín dụng; các dịch vụ hỗ trợ v.v. hiện có cho các đối tượng hưởng lợi).
– Xác định nhu cầu thông tin và các phương tiện/ công cụ truyền thông cho các đối tượng hưởng lợi khác nhau.
– Xây dựng kế hoạch Thông tin – Giáo dục – Truyền thông.
– Phương pháp thực hiện kế hoạch Thông tin – Giáo dục – Truyền thông.
II.2 Tư vấn đánh giá nhu cầu đào tạo cho các chủ DNNVV và người lao động, xây dựng chương trình, chiến lược đào tạo:
Đánh giá năng lực, tay nghề của các chủ DNNVV, người lao động cho việc đáp ứng yêu cầu của công việc để làm cơ sở xây dựng kế hoạch và định hướng chiến lược nâng cao năng lực cho các đối tượng này.
– Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn của các chủ DN thuộc 3 khu vực kinh tế khác nhau:
o Khu vực 1: DN khối nông nghiệp, thủy sản (bao gồm hợp tác xã, tổ nhóm)
o Khu vực 2: Công nghiệp, xây dựng
o Khu vực 3: thương mại, dịch vụ
– Xác định những khó khăn của các đối tượng trên mà có thể được giải quyết bằng các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực.
– Xây dựng kế hoạch đào tạo: chỉ định rõ các nội dung và phương pháp cho từng đối tượng, tính lô gich về thời khi thực hiện các hoạt động này.
– Chiến lược để thực hiện kế hoạch đào tạo.
II.3 Tư vấn hỗ trợ phân tích chuỗi giá trị
Hỗ trợ đối tác phân tích 2 chuỗi giá trị hành tím và gạo ST5 và xây dựng kế hoạch nâng cấp các chuỗi; chỉ định các sản phẩm tiềm năng của các địa phương, xác định các khó khăn ách tắc và xây dựng các giải pháp và biện pháp thực hiện
IV. YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ, KIẾN THỨC CỦA NHÓM TƯ VẤN
Trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn. Yêu cầu về tư vấn:
– Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực yêu cầu tư vấn.
– Có kinh nghiệm về các hoạt động yêu cầu tư vấn trong đó có kinh nghiệm làm việc với các đối tượng và vấn đề mà dự án quan tâm: giới, người dân tộc thiểu số, người nghèo, môi trường.
– Thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh
– Có kỹ năng phân tích và viết báo cáo tốt
– Có kinh nghiệm về Đồng bằng sông Cữu Long
– Có kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là lợi thế.
V. BÁO CÁO
Mỗi tư vấn sẽ phối hợp với BQLDA tổ chức hội thảo tham vấn về kết quả phân tích và kế hoạch IEC với các đối tác của dự án để thu nhận phản hồi.
Báo cáo cuối cùng bằng tiếng Việt và tiếng Anh sẽ được hoàn tất chậm nhất ngày 10/10/2012.
Báo cáo phải bao gồm các phần sau, nhưng không bắt buộc chỉ trong giới hạn này:
– Tóm tắt kết quả thực hiện
– Giới thiệu – Mục đích và đầu ra của công tác tư vấn.
– Mô tả các bước cho thực hiện công việc
– Những phát hiện trong quá trình thu thập và phân tích thông tin.
– Phương pháp thực hiện kế hoạch IEC
– Kết luận và khuyến nghị
VI. THỦ TỤC NỘP HỒ SƠ
Các ứng viên được yêu cầu nộp các hồ sơ sau đây bằng tiếng Việt và tiếng Anh:
1. Lý lịch của chuyên gia tư vấn,
2. Đơn ứng tuyển.
3. Kế hoạch chi tiết của công tác tư vấn:
• Phương pháp thực hiện: mô tả các bước và phương pháp thực hiện từng bước;
• Các khoản chi phí
• Thời gian thực hiện (bao gồm số ngày, lịch công tác đề xuất);
4. Bản sao báo cáo cho hoạt động tư vấn tương tự mới nhất.
Hồ sơ ứng tuyển sẽ được gửi đến văn phòng dự án chậm nhất vào ngày 10/9/2012 theo địa chỉ e-mail :
Soc Trang SME Project Management Unit smeproject.pmu@gmail.com và nguyet5618@gmail.com