ThienNhien.Net – Bão bụi là vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở khắp nơi trên thế giới. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng – một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho lượng bụi ngày càng tăng là điều kiện để những cơn bão bụi hoành hành. Những hình ảnh về các trận bão bụi kinh khủng nhất xảy ra gần đây đã được vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) ghi lại.
Bạn đang lái xe trên đường cao tốc xuyên qua sa mạc thì trận bão bụi từ đâu tới khiến không gian mù mịt. Cách duy nhất để tránh hậu quả là tấp vào lề đường và chờ bão qua.
Ở Trung Quốc, trước đây, cứ 30 năm lại có 1 trận bão bụi lớn nhưng kể từ năm 1990, năm nào cũng có 1 trận bão bụi kinh khủng do tình trạng phá rừng và khai thác nguồn nước quá mức. Hình ảnh này ghi lại trận bão bụi khiến cho bầu trời ban ngày cũng tối như đêm, tầm nhìn chỉ khoảng 20 mét. Trận bão này mang theo bụi qua Đại Tây Dương tới Maryland (Mỹ).
Bão bụi không chỉ xuất hiện ở gần sa mạc. Vào 5/11/2005, NASA ghi được hình ảnh của 1 trận bão bụi, với thành phần chính là vụn băng ở Vịnh Alaska.
27/11/2011: hàng loạt bão bụi xảy đến ở khu vực Mexico và Bán đảo Baja (California).
Một trận bão bụi lớn quét qua lãnh thổ nước Úc vào 23/9/2009. Ước tính, khối bụi trong trận bão này có thể bao phủ 1 khu vực có kích thước 500 x 1000 kilomet vuông. Đây được coi là trận bão bụi kinh khủng nhất ở Sydney trong 70 năm qua.
Bụi bao trùm biển Nhật Bản là hậu quả của một trận bão bụi khác ở Trung Quốc. Trận bão này bao phủ từng ngóc ngách của thủ đô Bắc Kinh dưới 1 lớp bụi dày.
Ngày 5/12/2010, bụi bao trùm khu vực bán đảo Ả Rập sau khi 1 trận bão dữ dội quét qua Iran, Afghanistan và Pakistan. Tại thời điểm đó, Pakistan vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau một trận lụt.
Bão mang bụi từ Sahara tới Bồ Đào Nha. Trận bão này mang theo sắt, khiến lượng sắt trong nước biển tăng đột biến.
Đại Tây Dương đầy những bụi từ cực Nam Nam Mỹ.
Afghanistan trung bình cứ 1 tháng có tới 6 ngày có bão bụi.
Khối bụi trong trận bão này có độ rộng khoảng 1600 kilomet, di chuyển với tốc độ 80 – 100 km/h đã làm ngưng hoạt động của 1 sân bay và mất điện trên diện rộng.