ThienNhien.Net – Con đường dẫn lên cao nguyên Đồng Văn xa xôi bao nhiêu thì cũng trữ tình và quyến rũ bấy nhiêu. Cứ ngỡ rằng những tấm hình trong tay đã đủ để dệt nên câu chuyện hấp dẫn về vùng cao nguyên đá, nhưng tôi đã lầm. Còn rất nhiều điều về nơi đây mà tôi, và có lẽ cả bạn, chưa bao giờ biết.
Một ngày với cao nguyên đá
Ảnh: Vũ Cao Minh |
Khởi nguồn từ thị xã Hà Giang, đường Hạnh Phúc đưa chúng tôi tiến dần vào Cao nguyên đá. Tuyến đường này được mở từ năm 1959, và kéo dài suốt 6 năm trường kỳ, với nhiệt huyết, công sức và cả xương máu của 16 dân tộc anh em của các tỉnh: Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định những năm 1960 thế kỷ trước. Đường nay đã thành quốc lộ 4C. Nhưng tôi cũng như nhiều người khác vẫn muốn gọi là đường Hạnh Phúc, như thể là một cách tri ân công lao những người đã tạo dựng nên con đường huyền thoại này. |
Đây chính là “Cổng trời” Quản Bạ – địa danh đã đi vào thơ ca như một biểu trưng cho đất và người Hà Giang. Xưa kia, nơi đây có một “Cổng trời” do những người mở đường dựng. Nhưng sau này, khi mở rộng, nâng cấp đường Hạnh Phúc, Cổng trời ấy không còn nữa, chỉ còn là huyền thoại. |
Núi đôi – một kiệt tác thiên nhiên hoàn hảo mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, ngự ở dưới “Cổng trời” Quản Bạ. Đây cũng là một trong những địa danh tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cao nguyên đá. |
3 ngọn núi thành tên gọi của thị trấn huyện Quản Bạ – Thị trấn Tam Sơn. Ảnh chụp từ chòi quan sát nơi dừng chân trên “Cổng trời” Quản Bạ |
Hồ treo – một sản phẩm là thể hiện trí tuệ và sức chinh phục thiên nhiên của con người Việt Nam. Hồ treo đã giải quyết được một trong những khó khăn lớn nhất của người dân bản địa, đó là nguồn nước dùng cho sinh hoạt. Riêng huyện Đồng Văn hiện có 12 hồ treo phục vụ đời sống người dân. |
Khu di tích nhà Vương được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là nơi sống và làm việc của Vua Mèo Vương Chính Đức cũng như con trai là Vương Chí Sình (cũng gọi là Vương Chí Thành) – người được Bác Hồ tặng câu đối: “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ”. |
Những rừng đá bất tận bao trọn con đường Hạnh Phúc khiến con người trở nên nhỏ bé vô cùng trong sự mênh mông đến rợn ngợp của điệp trùng núi đá. |
…đến thị trấn Đồng Văn, |
Chợ phiên thị trấn Đồng Văn ngày chủ nhật. Tấp nập đông vui. Sự kỳ vĩ của núi đá dường như cũng làm tôn thêm sức chịu đựng bền bỉ, sức sống mãnh liệt của cộng đồng người dân bản địa. Họ sống và “bắt” đá “nhả cơm” phục vụ mình. Mỗi cây rau xanh, mỗi trái ổi thơm nức… đều là những tinh túy của đất trời, của núi đá mà bằng bàn tay lao động của mình, họ chắt lọc ra. |
Ở thị trấn Đồng Văn còn có khu phố cổ với nhiều nếp nhà có tuổi đời hàng trăm năm. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của người dân Đồng Văn. |
Ảnh: Vũ Cao Minh |
Cột cờ Lũng Cú – nơi đỉnh cao nhất của nét vẽ hình chữ “S” dáng hình đất nước, là niềm tự hào dân tộc, hiện Cột cờ đang được sửa chữa, nâng cấp khang trang hơn theo tầm vóc đất nước. |
Một đoạn đường Hạnh Phúc, thuộc huyện Đồng Văn. |
Những ngôi nhà được xây bằng đá và cũng được bao bọc bởi hàng rào… đá. |
Đến đỉnh đèo Mã Pì Lèng, bốn bề trập trùng núi đá. |
Ảnh: Vũ Cao Minh |
“Rừng đá” cổ thụ – một trong những nơi chứa đựng nhiều giá trị bảo tồn của cao nguyên đá. |
Còn đây là hẻm đá vôi dựng đứng (hẻm Tu Sản) cao 700m, bên đèo Mã Pì Lèng. |
Dưới chân đèo Mã Pì Lèng, dòng Nho Quế như một sợi chỉ xanh uốn lượn, tô màu cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Trên sông Nho Quế, 3 nhà máy thủy điện đang được xây dựng, trong tương lai gần sẽ mang lại nhiều đổi thay cho vùng núi đá hoang sơ, hùng vĩ này. |
Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc – một trong những huyện khó khăn nhất nước. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một mạch nước ngầm có thể khai thác phục vụ cho hàng nghìn hộ dân khu vực thị trấn Mèo Vạc và các xã lân cận |
Ảnh: Vũ Cao Minh |
Hình ảnh kiến tạo rất giống với vây sống lưng của rồng, là một trong những vẻ đẹp độc đáo của cao nguyên đá. |