ThienNhien.Net – Mới đây, Viện Quốc tế về Khám phá các loài (IISE) thuộc Đại học Arizona State (Mỹ) đã công bố danh sách 10 loài mới tiêu biểu nhất được phát hiện trong năm 2009.
Việc công bố danh sách tên 10 loài mới phát hiện mỗi năm là hoạt động để kỷ niệm ngày sinh của Carolus Linnaeus – nhà thực vật người Thuỵ Điển ở thế kỷ 18, người đầu tiên đề nghị đặt tên khoa học cho loài.
Danh sách 10 loài mới tiêu biểu này được công bố trong bối cảnh cuối tháng 4 vừa qua, báo cáo của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) chỉ ra rằng thế giới đã thất bại trong cam kết (năm 2002) về giảm tỷ lệ mất đa dạng sinh học toàn cầu vào năm 2010.
Loài cá có chân đặc biệt này tên là Histiophryne psychedelica được phát hiện ở |
Loài cá có răng nanh này được tìm thấy ở |
Loài nhện nhả tơ vàng khổng lồ (Nephila Komaci) được biết đến từ hơn 1 thế kỷ trước nhưng đến cuối năm 2009, các nhà khoa học mới phát hiện ra những chiếc mạng nhện khổng lồ màu vàng hình cầu lớn nhất thế giới của chúng và khẳng định sự có mặt của chúng trong thế giới động vật. Loài nhện này dệt lên những tấm mạng lớn nhất thế giới với đường kính hơn 1m, trong khi các con đực có kích cỡ bình thường thì nhện cái lại rất to lớn. Không giống những loài nhện khác, chúng thường “làm tổ” đến tận cuối đời, quá trình này đôi khi kéo dài tận vài năm. (Ảnh: Matjaz Kuntner) |
Bọt biển Chondrocladia (Meliiderma) turbifomis là một loài ăn thịt có gai ở dưới đáy biển sâu, được tìm thấy ở |
Loài sâu biển Swima bombiviridis được tìm thấy ở ngoài khơi California. Chúng có khả năng dội “bom” phát quang màu xanh trong vòng vài giây để bảo vệ mình khỏi kẻ thù. (Ảnh: K.J.Osborn) |
Được phát hiện ở vịnh Pak Phanang (vịnh Thái Lan), sên biển Aiteng ater có “thực đơn” khác thường. Chúng thường ăn côn trùng, nhất là rệp, thay vì ăn tảo và trứng một vài loài khác như ốc, bào ngư … (Ảnh: Viện Quốc tế về Khám phá các loài) |
Loài nấm tý hon dài 2 inch này được đặt tên là Phallus drewesii để vinh danh nhà nghiên cứu Robert C. Drewes của Viện Hàn lâm Khoa học California, người đã khởi xướng các công trình nghiên cứu sinh vật ở đảo |
Loài cá có khả năng phát điện Gymnotus omarorum được sử dụng trong nghiên cứu hơn 30 năm nay nhưng mãi đến năm 2009 nó mới được công nhận là loài mới. Loài cá này được đặt theo tên của Omar Macadar và Omar |
Cây nắp ấm Attenborough (Nepenthes attenboroughii) là loài nắp ấm lớn nhất thế giới, đặc hữu của đảo |
Một loài mới của khoai mỡ (Dioscorea orangeana) được tìm thấy ở |
Danh sách 10 loài mới tiêu biểu năm 2010 sẽ được công bố vào sau ngày 15/03/2011.