ThienNhien.Net – Các chất độc hại có trong rác thải của ngành điện tử (pin, ắc quy, bóng đèn hư, máy tính, điện thoại di động …) chủ yếu là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, crôm, asen … hiện vẫn được người dân để chung với rác thải sinh hoạt. Điều này không những gây khó khăn cho công tác phân loại rác thải mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.
Theo thông tin đăng tải trên báo Nhân dân số ra ngày 23/05/2010, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội hiện nay khoảng 74.652 tấn/năm bao gồm bìa các-tông, plastic, gỗ, găng tay, linh kiện hỏng, bùn thải chứa kim loại … Trong đó chất thải rắn ngành điện, điện tử chiếm khoảng 1066 tấn/năm.
Những loại chất thải rắn này hiện do các công ty tự thu gom xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Công ty môi trường đô thị không thể nào thu gom xử lý hết các loại chất thải này, một phần chất thải loại này được luân chuyển bởi những người thu mua phế liệu, gây phát tán các chất độc hại ra môi trường.
Chất thải rắn ngành điện tử không giống như các chất thải thông thường khác, chúng đa phần là các kim loại và hợp chất có khả năng gây rối loạn quá trình trao đổi chất và năng lượng, gây ra những khuyết tật có thể gây ung thư, viêm nhiễm, rối loạn nội tiết.
Khi ở trạng thái cô lập, những kim loại hay hợp chất của chất thải điện tử thường rất bền vững nhưng khi tiếp xúc với không khí hay độ ẩm, ánh sáng…thì xảy ra các phản ứng hoá học khiến chúng dễ hoà tan trong nước và không khí, hơn nữa chúng thường không mùi, không vị làm cho việc phát hiện, đề phòng gặp nhiều khó khăn.
Song trong chất thải điện tử lại có nhiều kim loại quý hiếm (vàng, bạc, coban…) được sử dụng, vì thế cần phải có biện pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm lại vừa tận dụng được các kim loại quý này.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt