ThienNhien.Net – Các hệ sinh thái cùng dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người ngày càng chịu áp lực gia tăng. 60% hệ sinh thái trên toàn cầu đã bị tổn thương do việc khai thác không bền vững. Trong bối cảnh đó, sự ra đời cơ chế “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES) đựơc kỳ vọng sẽ tạo ra một công cụ kinh tế hữu hiệu và bền vững giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ mà chúng cung cấp. Hơn thế, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Tổ chức Nông lâm Thế giới (ICRAF) trong thời gian qua đã cho thấy PES còn có thể hỗ trợ đắc lực cho công cuộc giảm nghèo.
Sự ra đời của PES
Các hệ sinh thái (rừng, biển, lưu vực sông, nguồn nước…) phát triển tốt với đầy đủ chức năng sẽ cung cấp các dịch vụ thiết yếu như duy trì nguồn nước, ổn định đất đai, kiểm soát thiên tai… phục vụ con người.
Tuy nhiên có một nghịch lý dễ thấy, việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái đó thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ, trong khi người hưởng lợi lại là số đông. Trong suốt một thời gian dài, những lợi ích của các hệ sinh thái đã không được coi trọng, gắn với đúng giá trị của nó, cũng có nghĩa rằng sự bù đắp giữa người được hưởng lợi ích từ các hệ sinh thái và người có công duy tồn, gìn giữ chúng đã không xảy ra, hoặc có mà không tương xứng.
Đòi hỏi tất yếu, chúng ta muốn duy trì những nỗ lực gìn giữ các hệ sinh thái, chắc chắn phải có một cơ chế nào đó bảo vệ và khuyến khích “quyền lợi về kinh tế” đối với những người chủ, người trông coi chúng, đồng thời khiến những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái có ý thức khai chúng một cách bền vững.
PES được định nghĩa với 5 tiêu chí như sau: 1) Là một giao dịch tự nguyện trong đó 2) Dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng; hoặc dưới dạng một hình thức sử dụng đất để duy trì dịch vụ môi trường; 3) Được mua bởi ít nhất một người mua 4) Được cung cấp bởi ít nhất một người cung cấp; 5) Khi và chỉ khi người cung cấp tiếp tục chấp nhận cung cấp dịch vụ đó. |
Nói một cách khác, giữa hai bên hưởng lợi và duy trì lợi ích cần có sự bù đắp công bằng thông qua một cơ chế về kinh tế. Cơ chế này cũng sẽ tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư phục hồi và duy trì bền vững các giá trị hệ sinh thái. Đó chính là ý nghĩa ban đầu cho sự ra đời của cơ chế “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES – Payments for environmental services).
Trên thế giới PES đã được chú ý thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20 và đến nay đã được đề cập và thực thi ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất.
Ở châu Âu, chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ở châu
PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại nhiều nước châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal…đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn.
Thông qua kết quả các chương trình, dự án kể trên, PES được đánh giá là một cơ chế có sự gắn kết với các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), được xem như một cơ chế tài chính góp phần giảm nghèo, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học vì một thế giới phát triển bền vững hơn.
PES tại Việt
Tại Việt Nam, hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam. Một số dự án về PES đã được thực hiện ở Việt
Đầu năm 2008, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) xây dựng chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng cho ngành lâm nghiệp. Để thực hiện chính sách này trên phạm vi toàn quốc, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong năm 2008 và 2009.
Các nghiên cứu thử nghiệm sẽ xác định các đối tượng hưởng lợi của hoạt động chi trả cho các dịch vụ này đồng thời xác định số tiền trả cho dịch vụ môi trường để đảm bảo có được các dịch vụ này trong thời gian dài.
Trong số các chương trình PES đã thực hiện ở Việt
Bài học từ 2 mô hình thí điểm
Sau một thời gian thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La và Lâm Đồng, chúng ta cũng đã thu lại được những thành công bước đầu nhờ sự đồng thuận của các bên tham gia và sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia.
Mặc dù vậy, cũng đã có một số bài học kinh nghiệm và thách thức lộ diện từ mô hình thí điểm PES ở Việt Nam.
Mô hình thí điểm PES ở cả Sơn La và Lâm Đồng được thực hiện là nhờ sáng kiến và chỉ đạo của Chính phủ. Do vậy, tính “tự nguyện” sẵn lòng chi trả đối với các dịch vụ môi trường chưa được thể hiện một cách đầy đủ.
Mức chi trả được tính toán dựa theo kinh nghiệm và mức độ chấp nhận được của bên sử dụng dịch vụ – xét về các khía cạnh khác nhau – dường như chưa đủ phù hợp đối với một cơ chế PES. Theo kết quả buổi sơ kết hai mô hình thí điểm, với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, diễn ra ngày 17/03 vừa qua, việc tính toán để xác định giá trị và mức tiền chi trả của mỗi loại dịch vụ chưa được khoa học và dân chủ để bảo đảm công bằng giữa bên chi trả tiền và bên được trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Việc xây dựng một kế hoạch sử dụng đất trong đó thiết lập các ranh giới cho các vùng mục tiêu, điều phối các tổ chức và hài hòa hóa các kế hoạch sử dụng đất là một khâu quan trọng, nhưng hiện cũng là thách thức lớn. Bên cạnh đó, vấn đề xác định chủ rừng – những người bán dịch vụ trong mô hình PES còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng chưa hoàn tất.
Tất cả những bài học kể trên đều là cơ sở quan trọng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp và xây dựng Dự thảo Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định này được ban hành sẽ giúp cho Chính phủ và Bộ NN&PTNT có thêm công cụ pháp lý tiến bộ và hữu hiệu, buộc các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ hệ sinh thái rừng phải mua các dịch vụ đó như hàng hóa, dựa trên giá trị của chúng và thỏa thuận thị trường. Đồng thời, công cụ này cũng sẽ giúp chủ rừng và cộng đồng bảo vệ rừng có nguồn thu chính đáng và thiết thực, khuyến khích họ tham gia bảo vệ rừng tích cực và hiệu quả hơn.