ThienNhien.Net – Song hành cùng những thành tựu và đóng góp của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là những hậu quả về môi trường tại các vùng khai thác và bãi thải. Trong đó, ô nhiễm kim loại nặng đang là một mối quan ngại.
Các kim loại nặng như thiếc, chì, kẽm, asen và cadimi khi xâm nhập được vào cơ thể người sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Trong đó, cadimi ít bị hấp thụ trong đất và trong trầm tích, nó rất dễ đi vào cơ thể người thông qua thức ăn. Khi thâm nhập được vào cơ thể người, cadimi được tích lũy trong thận và xương gây phá hủy chức năng thận và làm biến dạng xương. Còn nhiễm độc asen có thể bị tổn thương thận, rối loạn chức năng tim mạch, suy hô hấp, gan to…
Theo thông tin được đăng tải trên báo Quân đội nhân dân ngày 09/03/10, việc sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng, trong đó có asen và cadimi, tại các vùng khai thác khoáng sản là mục tiêu của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC 08.04/06.10 do Giáo sư – tiến sĩ Đặng Đình Kim làm chủ nhiệm.
Theo đó, hai mô hình trình diễn tại xã Hà Thượng và làng Hích thuộc xã Tân Long, huyện Đại Từ đã được xây dựng. Sau thời gian điều tra, nghiên cứu nhóm chuyên gia Viện Công nghệ Môi trường đã xác định được 5 loài thực vật đáp ứng các yêu cầu khả năng hấp thụ, chống chịu kim loại nặng, tốc độ tăng trưởng, khả năng nhân giống và biện pháp gieo trồng… Đó là các loài ráng sẹo gà dải (Pteris vittata), ráng chò chanh (Pityrogramma calomelanes) – 2 loài bản địa, cỏ vetiver hay còn gọi là hương lau (Vetiveria zizanioides), cỏ mần trầu (Eleusina indica) và nghể nước (Polygonum hydro piper).
Trong số các loài thực vật này, cỏ vetiver đã được gây trồng từ lâu tại các tỉnh
Từ những kết quả bước đầu này, hy vọng việc sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng do khai thác khoáng sản sẽ được triển khai hiệu quả.