ThienNhien.Net – Tại nhiều vùng núi phía Bắc nước ta có một loại cây nhỏ thường mọc nơi ẩm ướt hoặc được người dân trồng để nhuộm vải. Đó chính là cây chàm mèo hoặc chàm lá to có tên khoa học là <i>Strobilanthes cusia</i>. Đây là loài cây nhỏ lưu niên, hoa mọc so le hay mọc đối, tràng hoa màu lam đến tím. Không chỉ có công dụng nhuộm vải, cây chàm còn là một cây thuốc quý dùng trong nhiều bài thuốc Đông y. Khi cây chàm đã lên xanh tốt, lá được hái, bỏ vào thùng nước, ngâm cho đến khi mục rữa. Sau đó xương lá chàm được vớt ra, nước trong thùng được quấy lên đến khi sóng sánh màu xanh rồi chờ tinh bột lắng xuống thì gạn ra đem phơi khô và cắt thành miếng cho tiện dùng. Khi nhuộm chàm, thợ nhuộm lấy tinh bột chàm (đã phơi khô) hoà với nước. Tạp chất này tạo ra một loại vi khuẩn tựa như dấm thanh, để tinh bột chàm “cắn” vào vải làm nên màu bền lâu phai. (Bức ảnh chụp một bông hoa chàm)