ThienNhien.Net – Hội làng quê tôi sau bao năm vẫn ngập tràn háo hức, vẫn nỗi nhớ ấy, vẫn con người ấy. Nét quê hương thật bình dị, ấm lòng.
Cứ đến Rằm tháng Giêng, khi những cánh đồng đã xanh màu mạ lúa, khi những con sông đã đổ nước về đầy, cả làng lại háo hức chờ đón ngày hội lớn, ngày được chung vui sum họp, ngày được báo công với các vị thành hoàng, ngày để xóm thôn được nghỉ ngơi sau một năm vất vả... |
Từ trẻ em cho tới cụ già, ai cũng mong chờ cái ngày ý nghĩa ấy, ngày được đi xem hội, được vui đùa thỏa thích, được tham gia đón Kiệu bằng đuốc hay những ống bơ đốt cao su, đốt bấc… |
Từ mờ sáng tinh mơ, khi những con đường còn vắng bóng người |
… những đứa trẻ đã tụ tập chơi đùa quanh đình |
… cho đến khi hội đông người và náo nhiệt hơn |
Kiệu đã được dựng sẵn ở trước đình |
… nam thanh nữ tú chuẩn bị chờ hiệu lệnh rước Kiệu |
Kiệu được rước qua cổng đình |
… rồi ra miếu, nơi thờ Thánh Mẫu của làng (*) |
Sau khi tế lễ xong, Kiệu được rước trở lại. Và lũ trẻ chỉ chờ đến giây phút này để đốt đuốc đón Kiệu |
Tất cả đều hướng về đoàn kiệu, nơi lưu giữ những giá trị linh thiêng nhất. Ai cũng cầu mong bình an, sức khỏe và một năm mưa thuận gió hòa |
Màn rước sẽ kết thúc vào đêm 14/2 âm lịch để sang chính Rằm, cả làng cùng tham gia chơi hội với các trò dân gian như cờ tướng, đập niêu, đấu vật, chọi gà, kéo co… |
Hội đình khép lại và cả làng lại hẹn nhau ở một mùa hội mới… |
(*) Theo sách xưa, đình Vĩnh Lại, thuộc thôn Vĩnh Lại, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vốn thờ hai vị tướng dưới thời Hai Bà Trưng là Cả Lợi và Hai Lợi. Sau khi dẹp xong quân Hán, hai vị đã được Trưng Nữ Vương ban thực ấp tại Trang Hưng Lại, thuộc thôn Vĩnh Lại và Yên Nội ngày nay. Về sau, dân làng đã lập đình thờ để tưởng nhớ công lao của hai vị và lập miếu riêng để thờ Thân mẫu Ả Nương của hai ngài. Theo tục lệ, cứ vào ngày Rằm tháng Giêng, làng Vĩnh Lại lại tổ chức rước kiệu từ đình ra miếu, sau khi tế lễ xong lại rước từ miếu về đình, ngụ ý hai vị tướng rước mời thân mẫu về chung vui cùng dân làng. Năm 1991, đình Vĩnh Lại được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.