ThienNhien.Net – Dịch bệnh, cháy rừng, sự phát triển đô thị quá mức và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể khiến loài gấu túi, loài thú có túi dễ thương của Australia biến mất hoàn toàn trong vòng 30 năm tới.
Theo Quỹ Bảo vệ Gấu túi Australia (Australian Koala Foundation – AKF), hiện chỉ còn 43.000 cá thể gấu túi sống trong hoang dã, giảm hơn một nửa so với năm 2003.
Bà Deborah Tabart, Giám đốc AKF cho biết, khí hậu ngày càng nóng và khô hơn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của lá cây khuynh diệp hay bạch đàn (Eucalyptus) – thức ăn chính của gấu túi, hậu quả là chúng bị suy dinh dưỡng và chết.
Nguyên nhân quan trọng hơn là môi trường sống của gấu túi bị mất dần (khoảng 80% các khu rừng bạch đàn đã bị con người phát quang để trồng trọt), cộng thêm dịch bệnh, cháy rừng… khiến số lượng gấu túi ngày càng suy giảm nhanh chóng.
Tổ chức AKF và các nhà bảo vệ động vật đã khẩn cấp kêu gọi Chính phủ Australia tích cực hơn trong việc ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của loài gấu túi, một trong những biểu tượng của đất nước này, giống như loài chuột túi Căngguru.
Gấu túi (Phascolarctos cinereus) là một loại thú có túi ăn thực vật sống tại Australia và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae. Gấu túi sống tập trung ở vùng ven biển phía đông |