Cơ hội nhận tài trợ từ DED

Theo kế hoạch năm 2010, Tổ chức dịch vụ phát triển Đức (DED) tại Việt Nam sẽ tài trợ cho đơn vị nào thực hiện Chương trình “Xã hội dân sự và Điều hành tốt chính quyền địa phương”. Các đơn vị quan tâm có thể tham khảo thông tin dưới đây và nộp đơn xin tài trợ. Hạn nhận đơn: 15/01/2010.


DED tài trợ dự án nhỏ về Pháp lệnh dân chủ cơ sở (PLDCCS)
năm 2010

 

Theo DED, mục đích của việc hỗ trợ các dự án nhỏ về dân chủ tại cấp cơ sở năm 2010 là nhằm thúc đẩy việc thực hiện PLDCCS (Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11), đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân và điều hành tốt chính quyền tại cấp cơ sở ở Việt Nam. 

Tham gia như thế nào?

Tài trợ nhỏ sẽ dành hỗ trợ cho các tổ chức xã hội dân sự khi họ đưa ra những đề nghị dự án tập trung vào việc thúc đẩy quá trình giám sát thực hiện PLDCCS ở cấp làng bản hay xã phường hoặc những dự án đưa ra những cách thức sáng tạo để thực hiện Pháp lệnh. Các dự án lồng ghép việc thực hiện PLDCCS với các chủ đề khác như bình đẳng giới; hỗ trợ những nhóm người dân thiệt thòi như đồng bào dân tộc ít người, phụ nữ, người khuyết tật…; tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ thẩm quyền cơ sở… sẽ được ưu tiên xét duyệt.  

Nguồn tài trợ sẽ dành các tổ chức xã hội dân sự (Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng từ cấp huyện trở xuống và các tổ chức cộng đồng) ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Những người đặt đơn muốn xây dựng quan hệ hợp tác mật thiết với DED và với các tổ chức đối tác khác của DED, có thể tham dự hội thảo được dự kiến vào tháng 2 hoặc 3/2010.   

 

Các dự án được dự kiến như sau:

– Là dự án thực hiện trong một giai đoạn (pha) trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 31/10/2010, được tài trợ kinh phí cao nhất đến 10.000 Euro hoặc

– Là dự án thực hiện trong hai giai đoạn (pha) trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 31/10/2010 (giai đoạn 1) và trong khoảng thời gian từ 1/3 đến 31/10/2011 (giai đoạn 2), được tài trợ kinh phí cao nhất đến 20.000 Euro (10.000 cho mỗi năm)  

 

Phần dự toán chi phí cho nguồn nhân lực của đơn xin hỗ trợ sẽ được áp dụng theo Hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam. Bản hướng dẫn này có thể tải xuống từ: http://ccbp.mpi.gov.vn/Portals/1/Cost%20Norms%20EN%20Final.pdf 

  

Đơn được viết theo mẫu đơn của DED. Ngoài ra, yêu cầu có phần đóng góp vào dự án của người đặt đơn ít nhất là bằng 30% chi phí dự án theo từng giai đoạn. Cũng nên đọc kỹ phần hướng dẫn viết đơn hỗ trợ của DED và các tham khảo về thực hiện dự án.    

 

Ai và dự án nào sẽ không thuộc diện hỗ trợ?

 

Hỗ trợ sẽ không dành cho các chương trình nghiên cứu, các chương trình tập huấn mang tính học thuật, những chuyến đi hội thảo quốc tế, hỗ trợ thường xuyên cho các trường, học bổng, học bổng dành cho nghiên cứu sinh, các chương trình học tập, xây dựng công trình, hoặc hỗ trợ mang tính cá nhân, bao gồm cả đi lại lẫn nghiên cứu. Các tổ chức thuộc nước thứ ba hoặc quốc tế sẽ không thuộc diện hỗ trợ này.  

 

Hạn nộp đơn

Đơn xin hỗ trợ được viết bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt gửi tới Tổ chức dịch vụ phát triển Đức (DED), Chương trình Xã hội dân sự và Điều hành tốt chính quyền địa phương, tầng 6 Tháp Hà Nội, 49 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc gửi qua mạng theo địa chỉ e-mail: n.charaby@ded-vietnam.org muộn nhất đến hết ngày 15/1/2010 (Ngày nhận). Quyết định phê duyệt cuối cùng sẽ thực hiện đến ngày 26/2/2010.

 

Nếu Quý vị cần giải đáp, xin liên hệ theo số máy (04) 3728-1142 hoặc theo địa chỉ e-mail dt.trung@ded-vietnam.org. Xin lưu ý chỉ gọi điện và liên hệ qua e-mail trước khi gửi đơn hỗ trợ, xin đừng đòi hỏi thông tin gì trong khoảng thời gian từ khi nộp đơn đến khi có quyết định phê duyệt cuối cùng của DED.

 

Để biết thêm thông tin có thể truy cập trang web: http://vietnam.ded.de . Chúng tôi hy vọng nhận được những đơn xin hỗ trợ với nhiều sáng kiến của các bạn!

 

DED là gì?

 

Tổ chức dịch vụ phát triển Đức (DED) cung cấp các dịch vụ đặc biệt về nhân sự. DED là thành viên mạng lưới Hợp tác phát triển Đức và được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và phát triển kinh tế liên bang Đức. DED cử các chuyên gia tới các dự án theo yêu cầu từ phía các tổ chức đối tác Việt Nam của mình. Các chuyên gia làm việc tại Việt Nam với các kinh nghiệm chuyên môn tại các lĩnh vực về Chăm sóc sức khỏe và khuyết tật, về Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, về Giáo dục và đào tạo nghề và kỹ thuật, về Xã hội dân sự và Điều hành tốt chính quyền địa phương và về Hợp tác phát triển với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh việc cử các chuyên gia theo yêu cầu, DED còn thực hiện Dịch vụ tình nguyện viên phát triển weltwärts cho các bạn thanh niên Đức. 

 

DED hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Chúng tôi hỗ trợ quá trình giảm nghèo bằng cách thực hiện những kế hoạch nhằm nỗ lực thực hiện Chiến lược toàn diện về giảm nghèo và tăng trưởng (Viết tắt tiếng Anh: CPRGS) của Chính phủ Việt Nam, thực hiện Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc cũng như Chương trình hành động 2015 của nước Cộng hòa liên bang Đức.

 

Từ khi thành lập DED vào năm 1963, đã có khoảng 15 000 chuyên gia được cử đi làm việc nhằm cải thiện đời sống cho người dân tại châu Phi, châu Á và Mỹ La-tinh. Hiện có hơn 1 200 chuyên gia đang công tác tại 47 nước trên thế giới.