ThienNhien.Net – Sáng 16/12, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản tư liệu thế giới của UNESCO trao tặng cho tài liệu Mộc bản triều Nguyễn.
Dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu; bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam.
Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm là những văn bản Hán – Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Đây là kho tài liệu quí giá với 152 đầu sách, gồm nhiều chủ đề khác nhau như: lịch sử, địa lý, chính trị – xã hội, quân sự, pháp chế, giáo dục, văn thơ… Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn được sản sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn tại Huế.
Ngoài ra còn bao gồm cả những ván khắc in được thu ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám dưới thời Vua Minh Mạng và Thiệu Trị.
Chính vì tính chất quan trọng đó mà trong thời kỳ phong kiến, những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và sử dụng. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua.
Tài liệu Mộc bản có nhiều tác phẩm quí hiếm, như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ… Ngoài ra còn có các tác phẩm quí khác như Nghệ chế văn, Ngự chế thi do các vị hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác.
Mộc bản Triều Nguyễn ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác, đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt
Mộc bản Triều Nguyễn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tại Đà Lạt.
Ngày 31/07/2009, cùng với 34 tư liệu khác, Mộc bản triều Nguyễn là tư liệu đầu tiên của Việt
Chương trình Ký ức Thế giới được UNESCO khởi xướng từ năm 1992 nhằm bảo tồn và tạo điều kiện cho việc tiếp cận các di sản tư liệu của thế giới, đặc biệt là các di sản tư liệu quí, hiếm và có nguy cơ bị xâm hại, mai một. Từ năm 1992 đến nay, khoảng 200 tư liệu có giá trị của nhiều quốc gia trên thế giới đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO. |