ThienNhien.Net – Biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ khiến các công nghệ thu giữ cac-bon (CCS) phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, hai báo cáo công bố mới đây lại cho thấy hệ sinh thái rừng và biển là những phương tiện có hiệu quả về kinh tế hơn nhiều so với công nghệ thu giữ carbon công nghiệp.
Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (IAEA) cho biết khoảng 100 nhà máy thu giữ các-bon sẽ cần được xây dựng để cắt giảm lượng carbon phát thải do các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch được xây dựng vào năm 2020 và 3.000 nhà máy vào năm 2050.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Đại học Michigan lại chỉ ra rằng rừng chính là các bể chứa các-bon tiềm năng hơn trong việc cắt giảm carbon.
Nghiên cứu này đã xem xét 80 khu rừng ở các nước đang phát triển và thấy rằng khi địa phương sở hữu đất đai thì tình trạng lạm dụng đất sẽ được hạn chế so với khi chính phủ quản lý, bởi vì sống phụ thuộc vào rừng, cộng đồng địa phương sẽ coi trọng việc bảo vệ rừng hơn.
Trong một báo cáo khác, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) lại cho biết hệ sinh thái biển đang lưu trữ lượng các-bon ước tính bằng một nửa lượng phát thải hàng năm của ngành giao thông toàn cầu.
Khoảng 55% các-bon sinh học trên thế giới được lưu trữ trên thế giới là nhờ các sinh vật biển, tạo ra thứ “các-bon xanh.”
Không giống như thu giữ các-bon dưới mặt đất, vì carbon chỉ bị cô lập vài thập kỉ hoặc vài thế kỉ, các-bon trữ trong biển có thể duy trì trong nhiều thiên niên kỉ.
Báo cáo cũng cho biết ngăn chặn suy giảm môi trường biển và xúc tiến phục hồi hệ sinh thái biển có thể góp phần cắt giảm 7% lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch hiện nay, đồng thời tiết kiệm chi phí cho công nghệ lưu trữ các-bon trong các nhà máy điện.
Về điều này, ông Achim Steiner, Phó tổng thư kí Liên hiệp quốc và Giám đốc điều hành UNEP phát biểu: “Chúng ta từng biết rằng hệ sinh thái biển là tài sản vô cùng giá trị vì nó gắn liền với du lịch, quốc phòng ven biển, thủy sản và dịch vụ lọc nước…, giờ đây biển còn chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của mình trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.”