ThienNhien.Net – Trong hai ngày 22 và 23/09/2009, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã phối hợp với Viện nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ (DRAGON) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quản lý đất ngập nước tại đồng bằng khu vực sông Mê Kông”. Gần 30 nhà khoa học và quản lý đất ngập nước đã quy tụ tại đây, để cùng nhau thảo luận về hiện trạng đất ngập nước ở khu vực đồng bằng này và đề xuất các chính sách hỗ trợ bền vững dịch vụ sinh thái đất ngập nước, cũng như những tác động hiệu quả của biến đổi khí hậu trong khu vực.
Hội thảo là một phần hoạt động của Chương trình đối thoại tài nguyên nước khu vực (MRWD), được Bộ Ngoại giao Phần Lan hỗ trợ, nhằm giải quyết các vấn đề quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia và Lào.
Mục đích của hội thảo là đánh giá việc phân bổ và hiện trạng của đất ngập nước hiện có của Đồng bằng sông Cửu Long, và những mối đe dọa đến vùng đất ngập nước (sức ép), cùng hành động cần thiết để giải quyết các vấn đề này. Các đại biểu đã chia thành hai nhóm, tập trung vào đất ngập nước trong đất liền (nước ngọt), và đất ngập nước ven biển (rừng ngập mặn).
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất ngập nước theo mùa lớn và được chia thành ba phần khác biệt: khu vực ngập sâu, khu đất bồi và khu vực ven biển. Tuy nhiên, trong vòng 30 năm gần đây, đồng bằng đã biến đổi thành vựa lúa lớn. Để hỗ trợ sự chuyển đổi này, một hệ thống kênh rạch dầy đặc 11.000km và 20.000 km đê đã được xây dựng. Kênh rạch, đê phòng lũ và hệ thống tưới tiêu tại các khu vực ngập sâu trong khi hệ thống đê dọc bờ biển phòng xâm nhập mặn vào vựa lúa, cho phép nông dân ở hầu hết các khu vực thâm canh tăng từ hai đến ba vụ một năm.
Mục đích của việc chuyển đổi này đã biến Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn. Gần đây, gạo xuất khẩu vẫn bị các doanh nghiệp nhà nước độc quyền. Sản lượng tăng từ 11 triệu tấn vào năm 1975-1979 đến khoảng 39 triệu tấn năm 2008- 2009, với sản lượng hậu hết của đồng bằng. Việt Nam giờ đây là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Kết quả của việc chuyển đổi này, các giống lúa bản xứ tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bị thay thế bằng các giống lúa có tính chống chịu cao đối với sự thay đổi thường xuyên của hệ thống thủy văn và chỉ còn vài phần trăm các khu vực đất ngập nước tự nhiên tồn tại dưới dạng các ốc đảo nhỏ nằm giữa các ruộng lúa rộng lớn. Tuy nhiên, các vùng đất ngập nước này vẫn tiếp tục là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật có tầm quan trọng cao như Sếu đầu đỏ và Rái cá – những loài nằm trong danh sách các loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo đánh giá của IUCN, thuộc mức độ cao nhất trong các đánh giá về ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, và nhiều loại thực vật làm thức ăn, nhiên liệu khác cho cộng đồng địa phương.
Những phần đất ngập nước còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long còn đóng vai trò là những khu thu hút nước tự nhiên, có chức năng lọc, thu nước lũ và bổ sung cho các tầng nước ngầm mà thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực dân cư, công nghiệp xung quanh hiện đang sử dụng. Chức năng sinh thái này cũng đóng vai trò tăng khả năng thích ứng với các điều kiện thời tiết cực đoan và cung cấp nguồn nước quan trọng cho hàng triệu người sống ở vùng hạ nguồn, thể hiện tính quan trọng và kinh tế của các vùng đất ngập nước còn lại này.
Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì các khu vực đất ngập nước tự nhiên dưới sức ép của quản lý yếu kém với hệ thống quản trị liên quan đến đất ngập nước và rừng, không có cơ chế phù hợp khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong kế hoạch quản lý, ra quyết định, và hành động.
Hơn nữa, chính sách quốc gia tập trung vào sản lượng gạo hơn các chú ý khác. Về cơ bản, vụ lúa thứ ba cho thêm một chút thu nhập cho người dân khi mức độ sử dụng hóa chất với sức khỏe cũng cần phải tính đến.
Thực tế, theo tính toán của Giáo sư Dương Văn Ni – Đại học Cần Thơ, Giáo sư đã dành cả cuộc đời mình nghiên cứu hệ thống trồng trọt tại đồng bằng, cho thấy nông dân luôn phải nhận dưới 20% (vụ thứ 2) và thường xuyên dưới 10% (vụ thứ 3) với giá xuất khẩu. Nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có sựa lựa chọn về mùa vụ để đạt được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi trong vùng không cho phép có được sự linh hoạt trong canh tác này.
Ngay cả với một số các khu vực bảo tồn khác tại đồng bằng sông Cửu Long, đất ngập nước không được bảo tồn theo đúng nghĩa của nó, khi rừng luôn được ưu tiên trong công tác phòng cháy rừng. Nghiên cứu của IUCN và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy, nguyên nhân cháy rừng thường do cồng đồng địa phương gây ra, cho dù có những quy định cấm vào rừng chăn thả và bắt cá. Vì vậy, Vườn quốc gia vẫn giữ nước xung quanh và cắt các kênh rạch để có thể lấy nước dễ dàng khi xảy ra cháy rừng.
Đất ngập nước ven biển tại đồng bằng sông Mê Kông cũng gặp phải các vấn đề tương tự. Một nửa đã bị phá hủy vì chất độc mầu da cam trong chiến tranh với Mỹ và từ năm 1975, phần còn lại đã bị phá để nuôi tôm và đầm cá. Hiện nay, chỉ còn một phần nhỏ các khu vực rừng ngập mặn ở vùng mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. Những vùng rừng ngập mặn này đang có xu thế mở rộng hơn do sự bồi đắp từ các nhánh của sông Mê Kông và cũng là nơi các dòng hải lưu giao thoa, dẫn tới sự tích tụ của trầm tích tại khu vực này. Với khoảng hơn 40.000 ha rừng ngập mặn thuộc Khu Bảo tồn Sinh quyển Cần Giờ nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các khu rừng ngập mặn khác hiện đang bị phá hủy nghiêm trọng do việc phát triển các đầm thủy sản hoặc chỉ tồn tại dưới dạng các dải rừng ngập mặn mỏng và ngắn ở các khu vực cục bộ.
Với hệ thống đê hiện tại và tác động tiềm tàng của mực nước biển dâng, rừng ngập mặn không có không gian để phát triển và ngày càng hứng chịu tác động của sóng và bão. Tại tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) cho thấy những thay đổi về hệ thống kênh rạch có sự liên hệ chặt chẽ tới xói lở bờ biển và mất rừng ngập mặn. Khi toàn bộ rừng ngập mặn mất đi, khả năng chống chịu với tác động của nước biển dâng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cũng theo nghiên cứu của GTZ tại Sóc Trăng, với chức năng và dịch vụ sinh thái của rừng ngập mặn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng và trú ẩn của các loài động vật thủy sinh, một hecta rừng ngập mặn mất đi tương đương với khoảng 1000kg cá thu hoạch được. Nguồn hấp thụ cac-bon tự nhiên cũng sẽ không còn nữa. Mặt khác, phá hủy một số đoạn đê biển hoặc dịch chuyển đê biển vào phía trong cũng sẽ dẫn tới mất các nguồn lợi về thủy sản ở các cộng đồng có ít nguồn thu nhập.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về những thành công trong công tác quản lý đất ngập nước tại Việt Nam. Đưa ra những ưu tiên sản xuất gạo và thủy sản, cố gắng phục hồi đất ngập nước trong đất liền và bờ biển. Một số biện pháp đã và đang được thực hiện, bao gồm việc phục hồi các vùng đất ngập nước. Ví dụ, ở Tràm Chim, WWF đã đạt được một thỏa thuận với Ban quản lý rừng quốc gia và chính quyền tỉnh nhằm thực hiện một dự án điều chỉnh chế độ thủy văn có tính chất gần nhất với điều kiện địa phương. Do đó, một đề xuất quan trọng từ hội thảo là các nhà quản lý các khu rừng quốc gia cần được đánh giá trên cơ sở bảo tồn đất ngập nước chứ không chỉ là bảo tồn và ngăn chặn cháy rừng.
Một ví dụ khác tại một vùng đất ngập mặn không xa Tràm Chim, nơi mà các hộ nông dân và chính quyền địa phương đề xuất canh tác các loại giống lúa bản địa. Theo Tiến sỹ Dương Văn Ni, hiện nay đã có một xu hướng chuyển đổi từ 3 vụ xuống còn 2 vụ lúa một năm nhằm giảm thiểu nhu cầu nước cần sử dụng và duy trì chất lượng đất. Nếu xu hướng này lan rộng hơn, có lẽ trong 10-20 năm tới sẽ hồi phục được một phần lớn các hệ sinh thái tự nhiên ở vùng đồng bằng, kèm theo đó là các chức năng như kiểm soát lũ, hồi phục tầng nước ngầm, thích nghi và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu.
Để đẩy nhanh quá trình hồi phục này, các nhà bảo tồn cần phải kết hợp chặt chẽ với các nhà ra chính sách, nhằm thể hiện và chứng minh được các giá trị kinh tế dài hạn khi đầu tư vào các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là khả năng phục hồi các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số cao đã cho thấy thay đổi sử dụng đất tự nhiên đã và đang mang lại các hậu quả không lường trước được.
Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, mực nước biển dâng đã và đang xảy ra, và chỉ trong 10-20 năm nữa Việt Nam mới có thể thực hiện đươc việc thay đổi sử dụng đất nhằm thích ứng hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Một điều quan trọng khác là những sự thay đổi này sẽ dễ dàng quản lý hơn nếu được thực hiện trên toàn vùng đồng bằng với các giá trị kinh tế dài hạn và chi phí ngắn hạn được chia sẻ đồng đều trên toàn bộ 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.